đề cương ôn tập hoá vào THPT(hữu cơ)
Chia sẻ bởi Vũ Văn Đạt |
Ngày 15/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập hoá vào THPT(hữu cơ) thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Các chủ đề về hoá học hữu cơ
XI. Khái niệm về hợp chất hữu cơ
Những hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, các muối cacbonat kim loại) được gọi là các hợp chất hữu cơ.
XI.1. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ
Các hợp chất hữu cơ có những đặc điểm chung sau đây :
a) Số lượng các chất hữu cơ rất lớn, lớn hơn số lượng các chất vô cơ nhiều.
b) Trong thành phần các hợp chất hữu cơ ngoài cacbon luôn có mặt ta có thể gặp hầu hết các nguyên tố hóa học, nhưng số các nguyên tố thường xuyên tạo nên các chất hữu cơ không nhiều, chỉ gồm hiđro (H), oxi (O), nitơ (N) rồi đến các halogen, photpho (P), lưu huỳnh (S).
c) Một lượng rất lớn các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt và dễ cháy.
d) Đa số các hợp chất hữu cơ thực tế không tan trong nước hoặc rất khó tan trong nước nhưng chúng lại tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
e) Các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ với nhau thường xảy ra chậm và thường xảy ra theo chiều hướng khác nhau tạo nên hỗn hợp sản phẩm.
XI.2. Cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ
a) Trong phân tử các hợp chất hữu cơ, nguyên tử các nguyên tố kết hợp với nhau (hay liên kết với nhau) theo một trật tự xác định và theo đúng hóa trị của chúng. Trật tự kết hợp đó được gọi là cấu tạo hóa học. Nếu thay đổi trật tự kết hợp sẽ sinh ra chất mới.
b) Trong phân tử các hợp chất hữu cơ cacbon luôn có hóa trị 4. Các nguyên tử cacbon không những liên kết với nguyên tử các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon : mạch không nhánh (mạch thẳng), mạch phân nhánh và mạch vòng kín.
c) Tính chất của các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử, tức là vào bản chất và số lượng nguyên tử trong phân tử và phụ thuộc vào cấu tạo hóa học, tức là vào thứ tự kết hợp của các nguyên tử trong phân tử.
XI.3. Công thức phân tử và công thức cấu tạo
a) Công thức phân tử (CTPT): Công thức phân tử các hợp chất hữu cơ cho ta biết thành phần nguyên tố (định tính và định lượng), nên từ công thức phân tử ta tính được khối lượng phân tử. Tuy nhiên, CTPT không cho ta biết cấu tạo hóa học, nên chưa khẳng định được tên của chất.
b) Công thức cấu tạo (CTCT): Công thức cấu tạo không những cho ta biết thành phần nguyên tố của phân tử (được tạo nên từ những nguyên tố nào, số lượng những nguyên tử của nguyên tố đó là bao nhiêu) mà còn cho ta biết thứ tự kết hợp của các nguyên tử trong phân tử, do đó ta khẳng định được chất đó là chất nào và lí giải được nhiều tính chất của nó.
* Để viết CTCT người ta quy ước biểu thị một liên kết đơn (bằng một đơn vị hóa trị của mỗi nguyên tử liên kết với nhau bằng một vạch ngang “–” đặt giữa kí hiệu hai nguyên tử. Thí
XI. Khái niệm về hợp chất hữu cơ
Những hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, các muối cacbonat kim loại) được gọi là các hợp chất hữu cơ.
XI.1. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ
Các hợp chất hữu cơ có những đặc điểm chung sau đây :
a) Số lượng các chất hữu cơ rất lớn, lớn hơn số lượng các chất vô cơ nhiều.
b) Trong thành phần các hợp chất hữu cơ ngoài cacbon luôn có mặt ta có thể gặp hầu hết các nguyên tố hóa học, nhưng số các nguyên tố thường xuyên tạo nên các chất hữu cơ không nhiều, chỉ gồm hiđro (H), oxi (O), nitơ (N) rồi đến các halogen, photpho (P), lưu huỳnh (S).
c) Một lượng rất lớn các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt và dễ cháy.
d) Đa số các hợp chất hữu cơ thực tế không tan trong nước hoặc rất khó tan trong nước nhưng chúng lại tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
e) Các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ với nhau thường xảy ra chậm và thường xảy ra theo chiều hướng khác nhau tạo nên hỗn hợp sản phẩm.
XI.2. Cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ
a) Trong phân tử các hợp chất hữu cơ, nguyên tử các nguyên tố kết hợp với nhau (hay liên kết với nhau) theo một trật tự xác định và theo đúng hóa trị của chúng. Trật tự kết hợp đó được gọi là cấu tạo hóa học. Nếu thay đổi trật tự kết hợp sẽ sinh ra chất mới.
b) Trong phân tử các hợp chất hữu cơ cacbon luôn có hóa trị 4. Các nguyên tử cacbon không những liên kết với nguyên tử các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon : mạch không nhánh (mạch thẳng), mạch phân nhánh và mạch vòng kín.
c) Tính chất của các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử, tức là vào bản chất và số lượng nguyên tử trong phân tử và phụ thuộc vào cấu tạo hóa học, tức là vào thứ tự kết hợp của các nguyên tử trong phân tử.
XI.3. Công thức phân tử và công thức cấu tạo
a) Công thức phân tử (CTPT): Công thức phân tử các hợp chất hữu cơ cho ta biết thành phần nguyên tố (định tính và định lượng), nên từ công thức phân tử ta tính được khối lượng phân tử. Tuy nhiên, CTPT không cho ta biết cấu tạo hóa học, nên chưa khẳng định được tên của chất.
b) Công thức cấu tạo (CTCT): Công thức cấu tạo không những cho ta biết thành phần nguyên tố của phân tử (được tạo nên từ những nguyên tố nào, số lượng những nguyên tử của nguyên tố đó là bao nhiêu) mà còn cho ta biết thứ tự kết hợp của các nguyên tử trong phân tử, do đó ta khẳng định được chất đó là chất nào và lí giải được nhiều tính chất của nó.
* Để viết CTCT người ta quy ước biểu thị một liên kết đơn (bằng một đơn vị hóa trị của mỗi nguyên tử liên kết với nhau bằng một vạch ngang “–” đặt giữa kí hiệu hai nguyên tử. Thí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Văn Đạt
Dung lượng: 166,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)