Đề cương Ôn tập HKI_Tin 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tương |
Ngày 16/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Đề cương Ôn tập HKI_Tin 8 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN TIN LỚP 8 NĂM HỌC 2013 - 2014
PHẦN I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Tại sao con người phải tạo ra ngôn ngữ lập trình trong khi có thể điều kiển máy tính bằng ngôn ngữ máy?
Trả lời:
- Ngôn ngữ máy tính khó nhớ, nhiều câu lệnh, dài dòng
- Ngôn ngữ lập trình là công cụ để tạo ra các chương trình máy tính, có thể sử dụng được các từ có nghĩa, dễ hiểu, dễ nhớ
Câu 2: Tại sao ngôn ngữ lập trình lại phải có chương trình dịch?
Trả lời:
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính, nhưng máy tính không thể hiểu trực tiếp các câu lệnh của chương trình vì vậy cần có chương trình dịch để dịch các lệnh chương trình ra dãy bit làm cho máy tính có thể hiểu và thực hiện được chương trình.
Câu 3: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? Cho biết cấu trúc chung của chương trình?
Trả lời:
1/ Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy.
2/ Cấu trúc chung của chương trình gồm:
- Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để:
+ Khai báo tên chương trình;
+ Khai báo các thư viện và một số khai báo khác
- Phần thân của chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Là phần bắt buộc.
Câu 4: Hãy cho biết biến và hằng có gì khác nhau? Trình bày cách khai báo biến trong chương trình? Cho ví dụ?
Trả lời:
1/ Sự khác nhau của biến và hằng:
- Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu, dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
- Ngược lại, hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
2/ Cách khai báo biến trong chương trình:
Var: Kiểu dữ liệu;
Ví dụ: Var x, y: Integer;
Câu 5: Quá trình giải toán trên máy tính gồm những bước nào? Trình bày các bước?
Áp dụng: Mô tả thuật toán giải bài toán sau:
Nhập vào mộ số nguyên, cho biết số đó là số chẵn hay số lẽ?
Trả lời:
1/ Quá trình giải toán trên máy tính gồm những bước sau:
- Xác định bài toán: Xác định đâu là thông tin đã cho (INPUT), đâu là thông tin cần tìm (OUTPUT)
- Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiện
- Viết chương trình: Dựa vào mô ta thuật toán ở trên, ta viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình mà ta biết.
2/ Mô tả thuật toán giải bài toán
- INPUT: Số nguyên n.
- OUTPUT: Thông báo: “n là số chẵn” hoặc “n là số lẽ”.
- Bước 1: Nếu n mod 2= 0 thì chuyển đến bước 2, ngược lại (n mod 2<> 0) thì chuyển tới bước 3.
- Bước 2: Thông báo: “n là số chẵn”.
- Bước 3: Thông báo: “n là số lẽ”.
- Bước 4: Kết thúc.
Câu 6: Cấu trúc rẽ nhánh thực hiện khi nào? Cấu trúc rẽ nhánh có những dạng nào? Viết cú pháp và cho ví dụ mỗi dạng?
Trả lời:
1/ Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tuỳ theo một điều kiện cụ thể có được thoả mãn hay không. Cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: Dạng thiếu và dạng đầy đủ.
2/ Cú pháp và ví dụ:
- Dạng thiếu: If <điều kiện> then;
Ví dụ: If a+ b= 10 then Writeln (‘Tong la 10’);
- Dạng dầy đủ: If <điều liện> then else ;
Ví dụ: If Tuoi >=18 then Writeln(‘Nguoi nay da truong thanh’)
else Writeln(‘Nguoi nay la vi thanh nien’);
Câu 7: Cấu trúc lặp trong thuật toán được dùng khi nào? Viết cú pháp câu lệnh lặp For … do ? Cho ví dụ?
Trả lời:
1/ Cấu trúc lặp trong thuật toán được dùng để mô tả việc thực hiện lặp lại nhiều lần một hoặc một nhóm các hoạt động cho đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn.
2/ Cú pháp câu lệnh lặp For … do
For:= to do ;
Trong đó: For, to, do
PHẦN I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Tại sao con người phải tạo ra ngôn ngữ lập trình trong khi có thể điều kiển máy tính bằng ngôn ngữ máy?
Trả lời:
- Ngôn ngữ máy tính khó nhớ, nhiều câu lệnh, dài dòng
- Ngôn ngữ lập trình là công cụ để tạo ra các chương trình máy tính, có thể sử dụng được các từ có nghĩa, dễ hiểu, dễ nhớ
Câu 2: Tại sao ngôn ngữ lập trình lại phải có chương trình dịch?
Trả lời:
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính, nhưng máy tính không thể hiểu trực tiếp các câu lệnh của chương trình vì vậy cần có chương trình dịch để dịch các lệnh chương trình ra dãy bit làm cho máy tính có thể hiểu và thực hiện được chương trình.
Câu 3: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? Cho biết cấu trúc chung của chương trình?
Trả lời:
1/ Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy.
2/ Cấu trúc chung của chương trình gồm:
- Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để:
+ Khai báo tên chương trình;
+ Khai báo các thư viện và một số khai báo khác
- Phần thân của chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Là phần bắt buộc.
Câu 4: Hãy cho biết biến và hằng có gì khác nhau? Trình bày cách khai báo biến trong chương trình? Cho ví dụ?
Trả lời:
1/ Sự khác nhau của biến và hằng:
- Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu, dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
- Ngược lại, hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
2/ Cách khai báo biến trong chương trình:
Var
Ví dụ: Var x, y: Integer;
Câu 5: Quá trình giải toán trên máy tính gồm những bước nào? Trình bày các bước?
Áp dụng: Mô tả thuật toán giải bài toán sau:
Nhập vào mộ số nguyên, cho biết số đó là số chẵn hay số lẽ?
Trả lời:
1/ Quá trình giải toán trên máy tính gồm những bước sau:
- Xác định bài toán: Xác định đâu là thông tin đã cho (INPUT), đâu là thông tin cần tìm (OUTPUT)
- Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiện
- Viết chương trình: Dựa vào mô ta thuật toán ở trên, ta viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình mà ta biết.
2/ Mô tả thuật toán giải bài toán
- INPUT: Số nguyên n.
- OUTPUT: Thông báo: “n là số chẵn” hoặc “n là số lẽ”.
- Bước 1: Nếu n mod 2= 0 thì chuyển đến bước 2, ngược lại (n mod 2<> 0) thì chuyển tới bước 3.
- Bước 2: Thông báo: “n là số chẵn”.
- Bước 3: Thông báo: “n là số lẽ”.
- Bước 4: Kết thúc.
Câu 6: Cấu trúc rẽ nhánh thực hiện khi nào? Cấu trúc rẽ nhánh có những dạng nào? Viết cú pháp và cho ví dụ mỗi dạng?
Trả lời:
1/ Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tuỳ theo một điều kiện cụ thể có được thoả mãn hay không. Cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: Dạng thiếu và dạng đầy đủ.
2/ Cú pháp và ví dụ:
- Dạng thiếu: If <điều kiện> then
Ví dụ: If a+ b= 10 then Writeln (‘Tong la 10’);
- Dạng dầy đủ: If <điều liện> then
Ví dụ: If Tuoi >=18 then Writeln(‘Nguoi nay da truong thanh’)
else Writeln(‘Nguoi nay la vi thanh nien’);
Câu 7: Cấu trúc lặp trong thuật toán được dùng khi nào? Viết cú pháp câu lệnh lặp For … do ? Cho ví dụ?
Trả lời:
1/ Cấu trúc lặp trong thuật toán được dùng để mô tả việc thực hiện lặp lại nhiều lần một hoặc một nhóm các hoạt động cho đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn.
2/ Cú pháp câu lệnh lặp For … do
For
Trong đó: For, to, do
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tương
Dung lượng: 94,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)