Đề cương ôn tập HKI - 2016 - 2017

Chia sẻ bởi Đặng Thủy Tâm | Ngày 14/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập HKI - 2016 - 2017 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 8- NĂM 2016- 2017
1) Thế nào là chuyển động cơ học? Nêu các dạng chuyển động cơ học.
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc).
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
2) Khi nào một vật được coi là đứng yên? Cho thí dụ, chỉ rõ vật làm mốc.
- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật không thay đổi theo thời gian so với vật khác (vật mốc).- Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường: Hành khách đứng yên so với ôtô (vật mốc là ôtô)
3) Tại sao chuyển động, đứng yên có tính chât tương đối. Cho thí dụ chứng tỏ chuyển động , đứng yên có tính chất có tính chất tương đối.
- Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối.
- Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường: Người lái xe chuyển động so với cây bên đường, nhưng đứng yên so với hành khách.
4) Vận tốc là gì? Độ lớn của vật tốc cho biết điều gì và được xác định như thế nào?
- Vận tốc là quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian .
- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
5) Viết công thức tính vận tốc.
- Công thức tính vận tốc : v  Trong đó v : Vận tốc (m/s, km/h)
s : Quãng đường đi được (m, km); t : Thời gian đi hết quãng đường (s, h)
- Cách tính vận tốc trung bình trên nhiều quãng đường khác nhau.

6) Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều?
- Chuyển động đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
7) Viết công thức tính vận tốc trung bình.
- Công thức : vtb Trong đó vtb : Vận tốc trung bình (m/s, km/h)
s : Quãng đường đi được (m, km); t : Thời gian đi hết quãng đường (s, h)
8) Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào ? Nêu VD về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động?
* Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có độ lớn bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
* Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng:a) Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên 
b)Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
* VD: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều trên một đường thẳng thì ô tô chịu tác dụng của các cặp lực cân bằng: lực kéo cân bằng với lực ma sát; trọng lực cân bằng với lực nâng của mặt đường.
9) Tại sao, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột khi có lực tác dụng?
- Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột khi có lực tác dụng vì mọi vật đều có quán tính.
10) Trình bày lực ma sát trượt, ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. Mỗi trường hợp cho một ví dụ.
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển động chậm lại. Lực sinh ra do má phanh ép sát lên vành bánh là lực ma sát trượt.
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Khi đá quả bóng lăn trên sân cỏ, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sân tác dụng lên quả bóng là lực ma sát lăn.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Ví dụ: Khi ta kéo hoặc đẩy chiếc bàn nhưng bàn chưa chuyển động, thì khi đó giữa bàn và mặt sàn có lực ma sát nghỉ.
11) Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể trong đời sống và kĩ thuật.
- Ma sát giữa xích và líp xe đạp là ma sát trượt có hại, nó làm mòn các chi tiết, người ta làm giảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thủy Tâm
Dung lượng: 30,44KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)