đề cương ôn tập

Chia sẻ bởi Vũ Đức Duy | Ngày 14/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

đề cương ôn tập vật lý 9 - học kỳ i
Câu 1: Phát biểu định luât Ôm. Viết công thức biểu diễn định luật
Câu 2: Điện trở của dây dẫn là gì? Nêu ý nghĩa của điện trở.
Câu 3: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào những yếu tố của dây dẫn? Viết biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc ấy. Nêu ý nghĩa của điện trở suất.
Câu 4: Biến trở là gì? Có tác dụng như thế nào? Nêu cấu tạo của biến trở con chạy. Hãy kể tên một số biến trở thường sử dụng.
Câu 5: Định nghĩa công suất điện. Viết công thức tính công suất điện.
Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết gì? Một bóng đèn điện có ghi 220V – 100W, hãy cho biết ý nghĩa của số ghi đó.
Câu 6: Điện năng là gì? Hãy nêu một số ví dụ điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
Câu 7: Định nghĩa công dòng điện. Viết công thức tính công dòng điện.
Hãy nêu ý nghĩa số đếm trên công tơ điện
Câu 8: Phát biểu định luật Jun-Lenxơ. Viết công thức biểu diễn định luật
Câu 9: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, ta cần phải tuân theo những quy tắc nào?
Câu 10: Vì sao can phải sử dụng tiết kiệm điện năng? Hãy nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng?
Câu11: Nam châm là gì? Kể tên các dạng thường gặp. Nêu các đặc tính của nam châm.
Câu 12: Lực từ là gì? Từ trường là gì? Cách nhận biết từ trường?
Câu 12: Trình bày thí nghiệm Ơc-xtet. Qua thí nghiệm cho ta rút ra kết luận gì ?
Câu 13: Từ phổ là gì? Đường sức từ là gì?
Câu 14: Nêu từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua. Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
Câu 15: So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép? Nam châm điện là gì? Cách làm tăng lực từ của nam châm điện? Nêu ứng dụng của nam châm điện.
Câu 16: Nêu điều kiện sinh ra lực điện từ? Chiều của lực điện từ phụ thuộc yếu tố nào? Phát biểu qui tắc bàn tay trái.
Câu 17: Hãy nêu nguyên tắc, cấu tạo và hoạt động, sự biến đổi năng lượng của động cơ điện một chiều.
Câu 18: Dòng điện cảm ứng là gì? Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng? Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì?
BÀI TẬP
Bài 1. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 1: R1=3; R2=9; R3=18. Số chỉ của ampe kế 0,5A. Điện trở của am pe kế và các dây nối không đáng kể; điện trở của vôn kế vô cùng lớn.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu của đoạn mạch AB.
Chốt (+) của vôn kế nối với điểm nào? Vôn kế chỉ giá trị bao nhiêu?




Bài 2: Ba điện trở R1 = 10 (, R2 = R3 = 20 ( được mắc song song với nhau vào giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế là U
1.Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
2.Biết cường độ dòng điện qua R1 có giá trị là 2,4 A. Tìm hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và các mạch rẽ còn lại.
Bài 3:Một đoạn mạch gồm một bóng đèn có ghi 9V-4,5W được mắc nối tiếp với một biến trở và được đặt vào HĐT không đổi 12V (Hình vẽ).Điện trở của dây nối và ampe kế rất nhỏ.
a/.Bóng đèn sáng bình thường,tính điện trở của biến trở và số chỉ của ampe kế.
b/. Tính điện năng tiêu thụ của toàn mạch trong thời gian 15 phút.
Bài 4: Có hai bóng đèn là Đ1 có ghi 6V- 4,5W và Đ2 có ghi 3V-1,5W.
a) Có thể mắc nối tiếp hai đèn này vào hiệu điện thế U = 9V để chúng sáng bình thường được không? Vì sao?
b) Mắc hai bóng đèn này cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9V như sơ đồ hình vẽ. Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để hai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Đức Duy
Dung lượng: 238,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)