ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 4 MÔN CỰC HAY

Chia sẻ bởi Trần Thị Loan | Ngày 16/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 4 MÔN CỰC HAY thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:


ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 9
Câu 1: Lập biểu bản quá trình hoạt động ở nước ngoài của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1925? (Thời gian / Sự kiện / Ý nghĩa, tác dụng)
Thời gian
Sự kiện
Ý nghĩa, tác dụng

6/1919
Gửi tối hậu thư Vec-xai “ Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam.
Như một “hồi chuông” thức tỉnh tinh thần yêu nước đối với nhân dân, như một “quả bom nổ chậm” làm cho kẻ thù khiếp sợ

7/1920
Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ khảo lần I những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin.
Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Từ đó người hoàn tin Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ III.

12/1920
Người tán thánh Quốc tế thứ III của Lênin. Tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.
Đánh dấu bứt ngoặc trong quá trình hoạt động cách mạng của mình tù chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Mác – Lênin.

1921
Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết nhiều bài báo “Người cùng khổ”, “Đời sống công nhân”, “nhân đạo”,...
Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức truyền bà chũ nghĩa Mác – Lênin đến các dân tộc thuộc đến các dân tộc thuộc địa. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân đứng dậy đấu tranh.

6/1923
Dự hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành.
Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin qua những bài báo “Sự thật” và “Thư tín” .

1924
Dự đại hội Quốc tế cộng sản làn V.
Tại đây người trình bày tham luận nêu rõ quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và mối quan hệ của cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc.

6/1925
Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
Chuẩn bị về mặc tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin.


Câu 2: Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1930 đối với dân tộc Việt Nam và cách mạng thế giới?
*Đối với dân tộc Việt Nam:
- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam:
+ Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta thông qua các sách báo như Nhân đạo, người cùng khổ, Đường Kách Mệnh,....
+ Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ( 6/1925).
- Với thiên tài và uy tín Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng Sản Việt Nam (6/1/1930).
- Đề ra đường lối cơ ban cho cách mạng Việt Nam, Vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.
*Đối với cách mạng thế giới:
- Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng ở chính quốc...
- Cỗ vũ phong trào đấu tranh chống áp bức của các nước thuộc địa.
- Làm phong phú thêm kho tàng lí luận chũ nghĩa Mác – Lênin.

Câu 3: Trình bày hoàn cảnh, quá trình ra đời của Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ý nghĩa lịch sử và những hạn chế của ba tổ chức này?
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Đến cuối năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nhân theo đường lối vô sản ngày càng phát triển manh mẽ , đặt ra yêu cầu cần phải có chính Đảng lãnh đạo .
- Những yêu cầu mới đó đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
- Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc kỳ đã họp ở số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội) và lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, mở đầu cho quá trình thành lập Đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên.
*Qúa trình thành lập:
Đông dương Cộng Sản Đảng:
- Tháng 5/1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (ở Hương Cảng – Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc kỳ đã đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản, nhưng không được chấp nhận nên họ đã rút khỏi Hội nghị về nước và tiến hành vận động thành lập Đảng cộng sản.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Loan
Dung lượng: 415,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)