De cuong on tap
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Hoa |
Ngày 14/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: de cuong on tap thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ 8 KÌ II
A. Lí thuyết:
Câu 1. Phát biểu định luật về công ?
Hướng dẩn: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 2. Công suất của một động cơ cho ta biết điều gì?Em hiểu thế nào khi nói công suất của một máy là 2000W?
Hướng dẩn:
- Công suất của động cơ cho ta biết công mà động cơ thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian.
- Công suất của máy là 2000W điều đó có nghĩa là trong một giây máy đó thực hiện được một công là 2000J
Câu 3. Khi nào vật có cơ năng? Cơ năng có mấy dạng? Kể tên và định nghĩa mỗi dạng của cơ năng? Mỗi dạng của cơ năng phụ thuộc yếu tố nào?
Hướng dẩn- Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng
- Cơ năng :Gồm thế năng và động năng
* Thế năng hấp dẫn : - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn.Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn
* Thế năng đàn hồi : - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật gọi là thế năng đàn hồi
* Động năng : - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn
Câu 4.Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác?
Hướng dẩn Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẩn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
- Trái dừa rơi từ trên cây xuống(Thế năng chuyển hóa thành động năng),
- Mũi tên được bắn ra từ cánh cung(TN cây cung chuyển hóa ĐN năng mũi tên)
- Kéo lò xo dãn ra(TN chuyển hóa thành ĐN)
Câu 5. Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất? Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?
Hướng dẩn- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất :
+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
+ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 6. Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ tăng thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm? Tại sao?
Hướng dẩn- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh vì nhiệt năng của vật càng lớn .
Câu 7. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm ví dụ cho mỗi cách?
Hướng dẩn Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng : Thực hiện công và truyền nhiệt
VD: Búa gõ vào thanh thép. Đưa thanh thép vào lữa.
Câu 8. Có mấy cách truyền nhiệt? Định nghĩa mỗi cách truyền nhiệt và cho biết đó là cách truyền nhiệt chủ yếu của chất nào? So sánh sự gống nhau và khác nhau giữa các hình thức truyền nhiệt.
Hướng dẩn - Có 3 cách truyền nhiệt : dẫn nhiệt (DN), đối lưu (ĐL), bức xạ nhiệt (BXN)
- DN: là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn.
-ĐL: là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở chất lỏng và khí
-BXN: là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không
So sánh: Giống: Đều là truyền nhiệt từ phần này sang phần khác trong cùng 1 vật hoặc từ vật này sang vậy khác.
Khác: - Dẫn nhiệt chủ yếu xãy ra ở chất rắn
Đối lưu chủ yếu xãy ra ở chất khi và lỏng
Bức xạ nhiệt xãy ra trong cả chân không
Câu 9. Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng có phải là một dạng năng lượng không? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng lại là jun?
Hướng dẩn: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
- Nhiệt lượng có đơn vị là (Jun) là vì nhiệt lượng là số đo nhiệt năng nên đơn vị nhiệt lượng là Jun như đơn vị của nhiệt năng.
Câu 10: Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là gì?
Hướng dẩn: muốn cho 1kg nước nóng lên thêm 10C cần cung cấp cho nó 1 nhiệt lượng là 4200J
Câu 11. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật, cho ví dụ? Gạo nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng có gì giống nhau, khác nhau?
Hướng dẩn
Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật:
+ Thực hiện công: VD: Ta thực hiện công lên vật, vật sẽ nóng lên.
+ Truyền nhiệt: VD; cho vật tiếp xúc với những vật có nhiệt độ cao hơn.
Gạo nấu trong nồi nóng lên nhờ được truyên nhiệt , còn gạo đang xát nóng lên nhờ thực hiện công.
Câu 12:Giải thích tại sao khi bỏ đường vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh đường lâu hoà tan hơn so với cốc nước nóng?
Hướng dẩn
Vì ở cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn.
Câu 13: Mũi tên được bắn ra từ cái cung là nhờ cơ năng của mũi tên hay của cái cung? Đó là dạng cơ năng nào?
Hướng dẩn Khi cung bị uốn cong mới có khả năng sinh công để đảy mũi tên chuyển động. Vậy mũi tên được bắn ra từ cái cung là nhờ cơ năng của cái cung .Dạng thế năng ấy là thế năng đàn hồi
Câu 14: Tại sao khi muốn làm nguội nước uống ta thường đổ nước từ li này sang li khác nhiều lần . khi đó nhiệt năng của nước giảm . sự thay đổi nhiệt năng này là do thực hiện công hay truyền nhiệt? Phần nhiệt năng của nước bị giảm đó gọi là có được gọi là nhiệt lượng không?
Hướng dẩn
Khi đổ nước từ ly thứ nhất đựng nước nóng sang ly thứ hai nguội hơn, nhiệt năng của nước truyền sang ly thứ hai ,đồng thời nhiệt năng của ly thứ nhất truyền cho không khí , khi đó nhiệt độ của ly thứ hai cao hơn nhiệt độ của ly thứ nhất .
Tiếp tục đổ nước từ ly thứ hai vào ly thứ nhất, nhiệt năng của nước lại truyền cho ly thứ nhất ,động thời nhiệt năng của ly thứ hai truyền cho không khí . như vậy cứ mỗi lần đổ nước từ ly này sang ly khác thì nhiệt năng của nước giảm làm cho nước nguội dần.
Sự thay đổi nhiệt năng này là do truyền nhiệt . cho nên phần nhiệt năng giảm đi của nước được gọi là nhiệt lượng.
Câu 15. Taị sao khi thả một cục đường vào nước rồi khuấy đều ta thấy đường tan và nước có vị ngọt?
Hướng dẩn Đường và nước đều được cấu tạo từ những phần tử vô cùng nhỏ bé riêng biệt, giữa các phân tử đường và phân tử nước có khoảng cách nên khi ta khuấy lên các phân tử đường đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì vậy nước có vị ngọt.
Câu 16 : Phát biểu định nghĩa, viết công thức tính công suất và đơn vị công suất?
Hướng dẩn - Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
- Công thức tính công suất là: P = A/ t; trong đó, P là công suất, A là công thực hiện( J), t là thời gian thực hiện công (s)
- Đơn vị công suất là oát, kí hiệu W
Câu 17: Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hòa tan hơn so với cốc nước nóng?
Hướng dẩn
- Ta biết nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
- Vì cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước trong cốc nước nóng chuyển động nhanh hơn các phân tử nước trong cốc nước lạnh. Do đó khi thả thuốc tím vào hai cốc thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn ở cốc nước nóng vì vậy thuốc tím hòa tan nhanh hơn.
Câu 18: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao ? Hướng dẩn Khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giửa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường. Chính vì vậy mà nước đường có vị ngọt đều.
Câu 19: Giải thích vì sao quá bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần ?
Hướng dẩn Thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phẩn tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cach. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
Câu 20: Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? Hãy giải thích? Hướng dẩn Giữa phân tử nước có khoảng cách, các phân tử không khí có thể đứg xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước chính vì vậy mà cá có thể sống được trong nước.
Câu 21: Tại sao các chất trong đều có vẻ liền như một khối, mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt ?
Hướng dẩn Các chất trong đều có vẻ liền như một khối, mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt Vì các hạt vật chất rất nhỏ, mắt thường không thể phân biệt được.
Câu 22: Lấy một cốc nước đã đầy và một thìa muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thia muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. hãy giải thích vì sao?
Hướng dẩn Khi hòa tna muối vào nước, các phân tử muối có thể xen kẽ vào giữa các phân tử nước làm cho thể tích hỗn hợp nước muối tăng lên không đáng kể nên nước không bị tràn ra.
Câu 23: Tại sao nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều ?
Hướng dẩn Vì thứ nhất, các phân tử không khí có thể nằm giữa khoảng cách của các phân tử nước. Thứ hai, các phân tử không khí và các phân tử nước luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên dù nhẹ hơn, các phân tử không khí cũng không nổi lên và thoát ra khỏi nước.
Câu 24: Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng không ? vì sao ?
Hướng dẩn Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử phân tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoãng cách. Khi nhiệt độ tăng thì hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn Vì khi tăng nhiệt độ thì các phân tử, nguyên tử chuyện động nhanh hơn, chúng tự hòa trộn nhau nhanh hơn.
Câu 25: Bỏ vài giọt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát và giải thích hiện tượng ?
Hướng dẩn Khi hòa tan thuốc tím vào 2 cốc ấy ta thấy cốc đựng nước nóng sẽ tan nhanh hơn Vì Trong cốc nước nóng nhiệt
A. Lí thuyết:
Câu 1. Phát biểu định luật về công ?
Hướng dẩn: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 2. Công suất của một động cơ cho ta biết điều gì?Em hiểu thế nào khi nói công suất của một máy là 2000W?
Hướng dẩn:
- Công suất của động cơ cho ta biết công mà động cơ thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian.
- Công suất của máy là 2000W điều đó có nghĩa là trong một giây máy đó thực hiện được một công là 2000J
Câu 3. Khi nào vật có cơ năng? Cơ năng có mấy dạng? Kể tên và định nghĩa mỗi dạng của cơ năng? Mỗi dạng của cơ năng phụ thuộc yếu tố nào?
Hướng dẩn- Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng
- Cơ năng :Gồm thế năng và động năng
* Thế năng hấp dẫn : - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn.Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn
* Thế năng đàn hồi : - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật gọi là thế năng đàn hồi
* Động năng : - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn
Câu 4.Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác?
Hướng dẩn Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẩn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
- Trái dừa rơi từ trên cây xuống(Thế năng chuyển hóa thành động năng),
- Mũi tên được bắn ra từ cánh cung(TN cây cung chuyển hóa ĐN năng mũi tên)
- Kéo lò xo dãn ra(TN chuyển hóa thành ĐN)
Câu 5. Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất? Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?
Hướng dẩn- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất :
+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
+ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 6. Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ tăng thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm? Tại sao?
Hướng dẩn- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh vì nhiệt năng của vật càng lớn .
Câu 7. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm ví dụ cho mỗi cách?
Hướng dẩn Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng : Thực hiện công và truyền nhiệt
VD: Búa gõ vào thanh thép. Đưa thanh thép vào lữa.
Câu 8. Có mấy cách truyền nhiệt? Định nghĩa mỗi cách truyền nhiệt và cho biết đó là cách truyền nhiệt chủ yếu của chất nào? So sánh sự gống nhau và khác nhau giữa các hình thức truyền nhiệt.
Hướng dẩn - Có 3 cách truyền nhiệt : dẫn nhiệt (DN), đối lưu (ĐL), bức xạ nhiệt (BXN)
- DN: là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn.
-ĐL: là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở chất lỏng và khí
-BXN: là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không
So sánh: Giống: Đều là truyền nhiệt từ phần này sang phần khác trong cùng 1 vật hoặc từ vật này sang vậy khác.
Khác: - Dẫn nhiệt chủ yếu xãy ra ở chất rắn
Đối lưu chủ yếu xãy ra ở chất khi và lỏng
Bức xạ nhiệt xãy ra trong cả chân không
Câu 9. Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng có phải là một dạng năng lượng không? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng lại là jun?
Hướng dẩn: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
- Nhiệt lượng có đơn vị là (Jun) là vì nhiệt lượng là số đo nhiệt năng nên đơn vị nhiệt lượng là Jun như đơn vị của nhiệt năng.
Câu 10: Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là gì?
Hướng dẩn: muốn cho 1kg nước nóng lên thêm 10C cần cung cấp cho nó 1 nhiệt lượng là 4200J
Câu 11. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật, cho ví dụ? Gạo nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng có gì giống nhau, khác nhau?
Hướng dẩn
Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật:
+ Thực hiện công: VD: Ta thực hiện công lên vật, vật sẽ nóng lên.
+ Truyền nhiệt: VD; cho vật tiếp xúc với những vật có nhiệt độ cao hơn.
Gạo nấu trong nồi nóng lên nhờ được truyên nhiệt , còn gạo đang xát nóng lên nhờ thực hiện công.
Câu 12:Giải thích tại sao khi bỏ đường vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh đường lâu hoà tan hơn so với cốc nước nóng?
Hướng dẩn
Vì ở cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn.
Câu 13: Mũi tên được bắn ra từ cái cung là nhờ cơ năng của mũi tên hay của cái cung? Đó là dạng cơ năng nào?
Hướng dẩn Khi cung bị uốn cong mới có khả năng sinh công để đảy mũi tên chuyển động. Vậy mũi tên được bắn ra từ cái cung là nhờ cơ năng của cái cung .Dạng thế năng ấy là thế năng đàn hồi
Câu 14: Tại sao khi muốn làm nguội nước uống ta thường đổ nước từ li này sang li khác nhiều lần . khi đó nhiệt năng của nước giảm . sự thay đổi nhiệt năng này là do thực hiện công hay truyền nhiệt? Phần nhiệt năng của nước bị giảm đó gọi là có được gọi là nhiệt lượng không?
Hướng dẩn
Khi đổ nước từ ly thứ nhất đựng nước nóng sang ly thứ hai nguội hơn, nhiệt năng của nước truyền sang ly thứ hai ,đồng thời nhiệt năng của ly thứ nhất truyền cho không khí , khi đó nhiệt độ của ly thứ hai cao hơn nhiệt độ của ly thứ nhất .
Tiếp tục đổ nước từ ly thứ hai vào ly thứ nhất, nhiệt năng của nước lại truyền cho ly thứ nhất ,động thời nhiệt năng của ly thứ hai truyền cho không khí . như vậy cứ mỗi lần đổ nước từ ly này sang ly khác thì nhiệt năng của nước giảm làm cho nước nguội dần.
Sự thay đổi nhiệt năng này là do truyền nhiệt . cho nên phần nhiệt năng giảm đi của nước được gọi là nhiệt lượng.
Câu 15. Taị sao khi thả một cục đường vào nước rồi khuấy đều ta thấy đường tan và nước có vị ngọt?
Hướng dẩn Đường và nước đều được cấu tạo từ những phần tử vô cùng nhỏ bé riêng biệt, giữa các phân tử đường và phân tử nước có khoảng cách nên khi ta khuấy lên các phân tử đường đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì vậy nước có vị ngọt.
Câu 16 : Phát biểu định nghĩa, viết công thức tính công suất và đơn vị công suất?
Hướng dẩn - Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
- Công thức tính công suất là: P = A/ t; trong đó, P là công suất, A là công thực hiện( J), t là thời gian thực hiện công (s)
- Đơn vị công suất là oát, kí hiệu W
Câu 17: Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hòa tan hơn so với cốc nước nóng?
Hướng dẩn
- Ta biết nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
- Vì cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước trong cốc nước nóng chuyển động nhanh hơn các phân tử nước trong cốc nước lạnh. Do đó khi thả thuốc tím vào hai cốc thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn ở cốc nước nóng vì vậy thuốc tím hòa tan nhanh hơn.
Câu 18: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao ? Hướng dẩn Khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giửa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường. Chính vì vậy mà nước đường có vị ngọt đều.
Câu 19: Giải thích vì sao quá bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần ?
Hướng dẩn Thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phẩn tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cach. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
Câu 20: Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? Hãy giải thích? Hướng dẩn Giữa phân tử nước có khoảng cách, các phân tử không khí có thể đứg xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước chính vì vậy mà cá có thể sống được trong nước.
Câu 21: Tại sao các chất trong đều có vẻ liền như một khối, mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt ?
Hướng dẩn Các chất trong đều có vẻ liền như một khối, mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt Vì các hạt vật chất rất nhỏ, mắt thường không thể phân biệt được.
Câu 22: Lấy một cốc nước đã đầy và một thìa muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thia muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. hãy giải thích vì sao?
Hướng dẩn Khi hòa tna muối vào nước, các phân tử muối có thể xen kẽ vào giữa các phân tử nước làm cho thể tích hỗn hợp nước muối tăng lên không đáng kể nên nước không bị tràn ra.
Câu 23: Tại sao nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều ?
Hướng dẩn Vì thứ nhất, các phân tử không khí có thể nằm giữa khoảng cách của các phân tử nước. Thứ hai, các phân tử không khí và các phân tử nước luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên dù nhẹ hơn, các phân tử không khí cũng không nổi lên và thoát ra khỏi nước.
Câu 24: Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng không ? vì sao ?
Hướng dẩn Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử phân tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoãng cách. Khi nhiệt độ tăng thì hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn Vì khi tăng nhiệt độ thì các phân tử, nguyên tử chuyện động nhanh hơn, chúng tự hòa trộn nhau nhanh hơn.
Câu 25: Bỏ vài giọt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát và giải thích hiện tượng ?
Hướng dẩn Khi hòa tan thuốc tím vào 2 cốc ấy ta thấy cốc đựng nước nóng sẽ tan nhanh hơn Vì Trong cốc nước nóng nhiệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Hoa
Dung lượng: 227,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)