De cuong on sinh 1 tiet ( kho )

Chia sẻ bởi Dương Hương Giang | Ngày 15/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: de cuong on sinh 1 tiet ( kho ) thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

1/ Chức năng của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
- Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong hệ mạch, vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. (0.5 điểm)
- Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2 (0.5 điểm)
- Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên, phá huỷ tế bào các tế bào đã bị nhiễm bệnh (0.5 điểm)
- Tiểu cầu tham gia bảo vệ cở thể chống mất máu. (0.5 điểm)
2/ Tim hoạt động cả đời mà không biết mệt vì thực chất tim vẫn có quá trình nghỉ ngơi trong mỗi chu kì co dãn tim như sau: (2.0 điểm)
- Tim ở pha dãn chung, nghỉ 0.4 giây
Tâm nhĩ co: tâm thất nghỉ 0.1 giây
Tâm thất co: tâm nhĩ nghỉ 0.3 giây
Vậy : Tâm thất nghỉ 0.1 + 0.4 = 0.5 giây.Tâm nhĩ nghỉ: 0.3 + 0.4 = 0.7 giây
=> Thời gian nghỉ đủ cho tim phục hồi chức năng.
Câu 3 ( 3 điểm)
* Cấu tạo máu gồm : + Huyết tương (55%) và các tế bào máu ( 45%) : hồng cấu, bạch cầu, tiểu cầu (0.5 đ)
* Vai trò của huyết tương : + Duy trì máu ở trạng thái lỏng (0,25đ)
+ Tham gia vận chuyển các chất (0,25đ)
Vai trò của hồng cầu : vận chuyễn oxi và cacbonic (0,5đ)
Máu chảy trong mạch không bị đông là do:
- Thành mạch và các màng TB trơn (0.5 đ)
- Môi trường máu là môi trường lỏng -> tiểu cầu không vỡ -> máu không đông ( 1 đ)
Câu 4: 2.5đ
Mạch máu
Giống nhau ( 1đ)
Khác nhau (1,5đ)

Động mạch
Cấu tạo gồm 3 lớp : lớp mô liên kết, lớp cơ trơn, lớp mô biểu bì

- Thành có 3 lớp dày hơn
- Lòng hẹp
- ĐM chủ lớn, nhiều ĐM nhỏ

Tĩnh mạch

- Thành có 3 lớp mỏng hơn
- Lòng rộng hơn
- Có van 1 chiều

Câu 5: Các bước tiến hành sơ cứu khi chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:
-Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút(cho tới khi thấy máu không chảy ra nữa).
-Sát trùng vết thương bằng cồn iốt.
-Khi vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán.
-Khi vết thương lớn, cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại.
Câu 6: Các bước tiến hành sơ cứu khi chảy máu động mạch:
-Dùng ngón cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh đẻ làm ngưng chảy máu ở vết thương vài ba phút.
-Buộc garô: Dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương(về phía tim), với ép lực đủ làm cầm máu.
-Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
-Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.



7.Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và nhỏ? Vai trò?
Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
Vai trò: thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
8.Cấu tạo của mạch máu?
Các loại mạch máu
Cấu tạo
Chức năng

Động mạch
Thành gồm 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày
Lòng hẹp hơn lòng tĩnh mạch
Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao và áp lực lớn

Tĩnh mạch
Thành cũng có 3 lớp nhưng lớp mô LK và cơ trơn mỏng hơn động mạch
Lòng rộng hơn ĐM
Có van một chiều ở TM chủ dưới
Dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch
Nhỏ phân nhánh nhiều
Thành mỏng chỉ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Hương Giang
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)