De cuong on HKII

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hồng Nhung | Ngày 16/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: de cuong on HKII thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:



Bài 16: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1925
Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923):
6/1919, NAQ gởi tới Hội nghị Véc – xai Bản yêu sách đòi quyền tự do dân chủ, quyền bình
đẳng và quyền tự quyết của dân tộc VN.
7/1920, NAQ đọc luận cương của Lê – nin, tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
– con đường CM vô sản.
12/1920, NAQ tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu sự chuyển biến về tư tưởng: chuyển từ chủ nghĩa yêu nước ( chủ nghĩa Mác Lê – nin.
1921, tại Pháp, NAQ tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, ra báo Người cùng khổ, báo
Nhân đạo và viết Bản án chế độ thực dân Pháp.
Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924):
6/1923, NAQ sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
Trong thời gian ở Liên Xô, Người đã làm được nhiều việc: nghiên cứu, học tập, viết bài cho
báo Sự thật và tạp chí Thư tín quốc tế.
1924, dự Đại hội của Quốc tế Cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 - 1925):
Hoàn cảnh ra đời: của Hội VN (Cách mạng) Thanh niên:
+ Do phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển
+ 6/1925, Hội VN (Cách mạng) Thanh niên được thành lập ở Quảng Châu.
Hoạt động:
+ NAQ mở các lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ CM.
+ Xuất bản báo Thanh niên, in cuốn Đường cách mệnh.
+ Phát động phong trào vô sản hoá 1928.
Tác động: Chủ nghĩa Mác Lê – nin được truyền bá vào trong nước, thúc đẩy phong trào yêu
nước & phong trào công nhân phát triển.

Bài 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930):
Lý do tiến hành Hội nghị thành lập Đảng:
3 tổ chức cộng sản ra đời đã thúc đẩy phong trào CM dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển
mạnh mẽ.
Tuy nhiên, 3 tổ chức lại hoạt động riêng lẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.
Yêu cầu cấp bách của CM VN lúc này là phải có một Đảng thống nhất.
NAQ với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản đã chủ trì Hội nghị từ ngày 3 ( 7/2/1930.
Nội dung Hội nghị:
Hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản VN.
Hội nghị thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt & Điều lệ tóm tắt do NAQ khởi thảo.
Hội nghị có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng, thống nhất được 3 tổ chức Cộng sản thành
một Đảng duy nhất.
NAQ là người sáng lập Đảng Cộng sản VN, đề ra đường lối cơ bản cho CM VN.
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:
Là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và CM VN, chấm dứt thời kỳ
khủng hoảng, vai trò lãnh đạo của CM VN.
CM VN là bộ phận của CM thế giới.

Bài 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 – 1935
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh:
1. Nguyên nhân:
Do tác động của cuộc khủng hoảng.
Đời sống quần chúng nhân dân khổ cực
Đảng ra đời kịp thời lãnh đạo
2. Diễn biến:
Từ 1929 ( 1/5/1930, phong trào đã phát triển khắp Bắc Trung Nam.
Từ 1/5/1930 ( 9, 10/1930, phong trào phát triển quyết liệt mạnh mẽ với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
3. Kết quả - Ý nghĩa:
Chính quyền của đế quốc phong kiến tan rã ở nhiều nơi & chính quyền Xô Viết được thành lập.
Từ giữa 1931, phong trào tạm lắng xuống.
Là bước tập dượt đầu tiên, chuẩn bị cho CMT8 thành công sau này.

Bài 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 - 1939
Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ:
Chủ trương của Đảng:
Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn phản động Pháp cùng tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp
Nhiệm vụ: chống phát – xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do cơm áo, hoà bình
Mặt trận:
Chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế quốc Đông Dương sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Hình thức đấu tranh:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Hồng Nhung
Dung lượng: 186,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)