đề cương ôn HK1

Chia sẻ bởi Hùynh Thi Thu Hồng | Ngày 04/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn HK1 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD BÌNH THẠNH
TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP
GIÁO ÁN SINH HỌC
LỚP 7
GV: HUỲNH THỊ THU HỒNG
ĐỀ CƯƠNG ÔN HK 1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 7


Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào ? chúng có hại như thế nào đối với sức khỏe con người ?

+ Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn , nước uống vào ống tiêu hóa người.

+ Trùng kiết lị gây vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu và chúng sinh sản rất nhanh làm người bệnh đau bụng, đi cầu liên tiếp, phân có lẫn máu và nhày như nước mũi. Người bệnh suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa kịp thời.

2. Kể tên 4 đại diện của ngành ruột khoang. Cho biết đặc điểm chung của chúng.

+ 4 đại diện của ngành ruột khoang: thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ.

+ Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
Ruột dạng túi
Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
Có tế bào gai để tự vệ và tấn công
Hệ thần kinh mạng lưới
Sinh sản vô tính và hữu tính
3. Hãy tóm tắt vòng đời của sán lá gan bằng sơ đồ. Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá lá gan nhiều?

+Sơ đồ tóm tắt vòng đời của sán lá gan:


Sán trưởng thành ở gan bò → Trứng sán lá gan

Ấu trùng lông

Kén sán ← Ấu trùng có đuôi ← Ấu trùng trong ốc


+ Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì trâu bò nước ta thường uống nước và ăn cây cỏ từ thiên nhiên có các kén sán bám rất nhiều
4. Mô tả hình dạng, cấu tạo của trai sông. Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?

+ Hình dạng, cấu tạo của trai sông:
a.Vỏ trai:
Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề
Vỏ đóng mở nhờ 2 cơ khép vỏ và dây chằng có tính đàn hồi
Vỏ có lớp sừng bọc ngoài,lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng
b.Cơ thể trai:
Dưới vỏ là áo trai
Mặt trong áo tạo thành khoang áo là môi trường hoạt động dinh dưỡng của trai
Tiếp đến là 2 tấm mang ở mỗi bên
Giữa là thân và chân
Đầu tiêu giảm chỉ còn miệng và đôi tấm miệng
Ngoài ra còn có ống hút và ống thoát

+ Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có vì ấu trùng trai thường bám vào da và mang cá
5. Cơ thể nhện gồm mấy phần? cho biết vai trò của mỗi phần cơ thể.

Cơ thể nhện có 2 phần :
+ Phần đầu ngực có 6 đôi phần phụ gồm:
1 Đôi kìm có tuyến độc: Bắt mồi và tự vệ.
1 Đôi chân xúc giác phủ đầy lông: Cảm giác về khứu giác, xúc giác.
4 đôi chân bò: Di chuyển và chăng lưới.
+ Phần bụng :
Phía trước là đôi khe thở: Hô hấp.
Ở giữa là lỗ sinh dục: sinh sản.
Phía sau là các núm tuyến tơ: Sinh ra tơ nhện.

6. Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung. Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?

+ Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung:
Cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng
Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
Hô hấp bằng hệ thống ống khí
+ Hô hấp ở châu chấu khác tôm :
Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí . Tôm hô hấp bằng mang
7. Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người. Hãy cho biết phòng chống giun đũa kí sinh ở người.

+ Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người :

Giun đũa lấy tranh chất dinh dưỡng của người, còn sinh ra độc tố và gây ra tắc ruột, tắc ống mật, đau bụng, rối loạn tiêu hóa…

+ Biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người. :

Ăn uống hợp vệ sinh
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Tiêu diệt ruồi, nhặng
Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần
8. Chú thích hình 11.1. cấu tạo sán lá gan






1. Giác bám
2. Miệng
3. Nhánh ruột
4. Cơ quan sinh dục lưỡng tính(phân nhánh)
9. Chú thích hình 26.2. cấu tạo trong châu chấu


1.Lỗ miệng
2. Hầu
3. Diều
4. Dạ dày
5. Ruột tịt
6. Ruột sau
7. Trực tràng
8. Hậu môn
9. Tim
10. Hạch não
11. Chuỗi thần kinh bụng
12. ống bài tiết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hùynh Thi Thu Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)