đề cương nv8 hki
Chia sẻ bởi Hòa Văn |
Ngày 11/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: đề cương nv8 hki thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN : NGỮ VĂN 8
( (
A. VĂN BẢN :
I. TRUYỆN KÍ VIỆT NAM :
1. Tôi đi học :( “Quê me”ï – 1941 )
a. Tác giả : Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 ), tên khai sinh Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Sáng tác của Thanh Tịnh thường toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.Tác phẩm tiêu biểu : Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển, …
b. Nội dung + nghệ thuật : Kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên được diễn tả bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
2. Trong lòng mẹ : ( Trích “ Những ngày thơ ấu” – 1938 )
a. Tác giả : Nguyên Hồng ( 1918 – 1982 ) họ Nguyễn, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Tác phẩm tiêu biểu : Hồi kí “ Những ngày thơ ấu”, tiểu thuyết “ Bỉ vỏ”, …
b. Xuất xứ : Văn bản trích từ chương IV của tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” ( gồm 9 chương ).
c. Nội dung + nghệ thuật :Nỗi cay đắng tủi cực và tình thương yêu cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh qua lời kể chân thực và cảm động.
3. Tức nước vỡ bờ : ( Trích “ Tắt đèn” – 1939 )
a. Tác giả : Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954 ) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ( nay thuộc Đông Anh, Hà Nội ). Ông là nhà văn hiện thực chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Tác phẩm chính : Tắt đèn, Lều chõng, Việc làng, …
b. Xuất xứ : Văn bản trích chương XVIII của tiểu thuyết “ Tắt đèn”.
c. Nội dung + nghệ thuật : Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đồng thời, đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân qua ngòi bút khắc họa nhân vật chân thực.
4. Lão Hạc : ( Trích – 1943 )
a. Tác giả: Nam Cao ( 1915 – 1951 ) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân ( nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân ) tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn chuyên viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Tác phẩm tiêu biểu : Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc, Sống mòn, Đôi mắt, …
b. Nội dung + nghệ thuật : Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện giàu tính triết lí.
II. TRUYỆN NƯỚC NGOÀI :
1. Cô bé bán diêm :
a. Tác giả : An-đéc-xen ( 1805 -1875 ) là nhà văn Đan Mạch, nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Tác phẩm tiêu biểu : Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, …
b. Nội dung + nghệ thuật : Nghệ thuật đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, tình tiết diễn biến hợp lí, văn bản “ Cô bé bán diêm” truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh.
2. Đánh nhau với cối xay gió : ( Trích “ Đôn Ki-hô-tê” )
a. Tác giả : Xéc-van-tét (1547 -1616 ) là nhà văn Tây Ban Nha.
b. Nội dung + nghệ thuật : Sự tương phản mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý ; Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiêu điểm đáng chê trách.
3. Chiếc lá cuối cùng :
a. Tác giả : O Hen-ri ( 1862 – 1910 )là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ rất cảm động. Tác phẩm
MÔN : NGỮ VĂN 8
( (
A. VĂN BẢN :
I. TRUYỆN KÍ VIỆT NAM :
1. Tôi đi học :( “Quê me”ï – 1941 )
a. Tác giả : Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 ), tên khai sinh Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Sáng tác của Thanh Tịnh thường toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.Tác phẩm tiêu biểu : Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển, …
b. Nội dung + nghệ thuật : Kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên được diễn tả bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
2. Trong lòng mẹ : ( Trích “ Những ngày thơ ấu” – 1938 )
a. Tác giả : Nguyên Hồng ( 1918 – 1982 ) họ Nguyễn, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Tác phẩm tiêu biểu : Hồi kí “ Những ngày thơ ấu”, tiểu thuyết “ Bỉ vỏ”, …
b. Xuất xứ : Văn bản trích từ chương IV của tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” ( gồm 9 chương ).
c. Nội dung + nghệ thuật :Nỗi cay đắng tủi cực và tình thương yêu cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh qua lời kể chân thực và cảm động.
3. Tức nước vỡ bờ : ( Trích “ Tắt đèn” – 1939 )
a. Tác giả : Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954 ) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ( nay thuộc Đông Anh, Hà Nội ). Ông là nhà văn hiện thực chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Tác phẩm chính : Tắt đèn, Lều chõng, Việc làng, …
b. Xuất xứ : Văn bản trích chương XVIII của tiểu thuyết “ Tắt đèn”.
c. Nội dung + nghệ thuật : Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đồng thời, đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân qua ngòi bút khắc họa nhân vật chân thực.
4. Lão Hạc : ( Trích – 1943 )
a. Tác giả: Nam Cao ( 1915 – 1951 ) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân ( nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân ) tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn chuyên viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Tác phẩm tiêu biểu : Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc, Sống mòn, Đôi mắt, …
b. Nội dung + nghệ thuật : Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện giàu tính triết lí.
II. TRUYỆN NƯỚC NGOÀI :
1. Cô bé bán diêm :
a. Tác giả : An-đéc-xen ( 1805 -1875 ) là nhà văn Đan Mạch, nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Tác phẩm tiêu biểu : Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, …
b. Nội dung + nghệ thuật : Nghệ thuật đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, tình tiết diễn biến hợp lí, văn bản “ Cô bé bán diêm” truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh.
2. Đánh nhau với cối xay gió : ( Trích “ Đôn Ki-hô-tê” )
a. Tác giả : Xéc-van-tét (1547 -1616 ) là nhà văn Tây Ban Nha.
b. Nội dung + nghệ thuật : Sự tương phản mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý ; Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiêu điểm đáng chê trách.
3. Chiếc lá cuối cùng :
a. Tác giả : O Hen-ri ( 1862 – 1910 )là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ rất cảm động. Tác phẩm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hòa Văn
Dung lượng: 102,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)