Đề cương NV8
Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Điền |
Ngày 14/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: Đề cương NV8 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HKI MÔN NGỮ VĂN 8
I. PHẦN VĂN BẢN:
1. Tôi đi học (Thanh Tịnh):
- Tác giả: Thanh Tịnh(1911-1988)
- Xuất xứ: Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941
- Nội dung: Kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên
- Thể loại: Truyện ngắn trữ tình
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Nghệ thuật: So sánh
- Đặc sắc nghệ thuật: Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh và đậm chất thơ
*Nội dung:
*Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi”:
- Trên đường cùng mẹ tới trường:
+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
+ Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn
+ Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất
+ Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa no nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước
+ Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi
( Nghệ thuật so sánh để diễn tả tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, ngỡ ngàng, trong sáng
- Khi nhìn ngôi trường:
+ Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xin xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp
+ Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ
+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ
+ Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ
( Lo sợ vẩn vơ và ước ao thầm
- Khi nghe gọi tên:
+ Trong lúc ông đốc đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng
+ Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ
+ Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo
( Giật mình, lúng túng
- Khi ngồi trong lớp học:
+ Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh
( Vừa có cảm giác xa lạ, vừa gần gũi, vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin
*Thái độ và cử chỉ của người lớn:
+ Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động
+ Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi
+ Một thầy giáo trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp
( Cả nhà trường và gia đình đều quan tâm đến thế hệ tương lai. Đây là một môi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành
2. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng):
- Tác giả: Nguyên Hồng (1918-1982)
- Xuất xứ: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940
- Nội dung: Nỗi cay đắng, tủi nhục và tình yêu thương cháy bỏng của tác giả đối với mẹ
- Thể loại: Hồi ký
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Nghệ thuật: Tương phản
- Đặc sắc nghệ thuật: Văn hồi ký chân thực, giọng văn đầy chất trữ tình, thiết tha
*Nội dung:
* Nhân vật người cô qua cuộc đối thoại với bé Hồng:
- Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi
- Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi
- Cô hỏi luôn, giọng vẫn ngọt
- Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi
- Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can như ý cô tôi muốn
( Trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, bà cô của bé Hồng đại diện cho hạng người tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ, ruột rà
( Bà cô giả dối, mỉa mai và thâm độc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Thị Điền
Dung lượng: 148,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)