Đề cương Ngữ văn 9 HKI

Chia sẻ bởi Trần Đại Thiên | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Ngữ văn 9 HKI thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HKI NGỮ VĂN 9 (2013-2014)

I. VĂN BẢN:
1. Văn bản nhật dụng:


STT

Văn bản
Thời gian ra đời
Tác giả, thể loại

Nghệ thuật

Nội dung

1
Phong cách Hồ Chí Minh
(Trích trong “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”)
/
Tác giả: Lê Anh Trà
Thể loại: Văn bản nhật dụng
Ngôn ngữ trang trọng, kể - bình đang xen một cách tự nhiên.
Sử dụng nghệ thuật so sánh đối lập.
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

2
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
(Thanh gươm Đa-mô-clét)

1986
Tác giả: Ga-bri-en Mác-két (1928)
Thể loại: Văn bản nhật dụng
Lập luận chặt chẽ.
Chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể.
Nghệ thuật so sánh giàu sức thuyết phục.
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
Nhiệm vụ: Đấu tranh cho thế giới, ngặn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

3
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
(Trích trong “Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em”)
1990
Thể loại: Văn bản nhật dụng
Gồm 17 mục chia làm 4 phần: Trình bày rõ ràng, rành mạch.
Sự dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích.
Văn bản nêu lên những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và quyền phát triển của trẻ em.


2. Truyện trung đại:

STT
Văn bản
Thời gian ra đời
Tác giả, thể loại
Nghệ thuật
Nội dung

1
Chuyện người con gái Nam Xương
(Trích “Truyền kì mạn lục”)
/
Tác giả: Nguyễn Dữ (Thế kỉ XVI)
Thể loại: Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền)
Thành công ở nghệ thuật xây dựng truyện (từ câu chuyện có sẵn thêm, bớt, tô đậm làm tăng cực tính).
Miêu tả nhân vật.
Những lời tự bạch, đối thoại, khắc họa tính cách nhân vật.
Yếu tố kì ảo đan xen yếu tố thật làm tăng độ tinh cậy của người đọc.
Ý nghĩa của yếu tố kì ảo: làm hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương, tạo kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân.
Văn bản phê phán thói ghen tuông mù quáng và ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ, đồng thời thể hiện niềm sâu sắc của người phụ nữ phong kiến.

2
Hoàng Lê nhất thống chí
(Hồi thứ mười bốn)

/
Tác giả: Ngô gia văn phái (Ngô Thì Chí (1753-1788 và Ngô Thì Du (1772-1840))
Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi
Đoạn trích kể theo diễn biến của các sự kiện, nhân vật lịch sử.
Ngôn ngữ kể, tả chân thật.
Giọng điệu trần thuật thể hiện được thái độ của tác giả.
Đoạn trích tái hiện chân thật hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, và sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và cũng như số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

3
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du
/
Tác giả: Nguyễn Du (1765-1820)
Thể loại: Truyện thơ Nôm lục bát (3254 câu)
Sự dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và tâm lí nhân vật thật độc đáo.

Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công tàn bạo và số phận con người bị áp bức (người phụ nữ).
Giá trị nhân đạo: Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, là tiếng nói lên án tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.

4
Chị em Thúy Kiều
(Trích “Truyện Kiều”) nằm ở phần thứ nhất: “Gặp gỡ và đính ước”
/
Tác giả: Nguyễn Du (1765-1820)
Thể loại: Truyện thơ Nôm lục bát (24 câu)
Sử dụng hình ảnh tương trưng, ước lệ.
Nghệ thuật đòn bẩy, lựa chọn ngôn ngữ miêu tả.
Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của con người và dư cảm về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đại Thiên
Dung lượng: 197,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)