Đề cương mon nghữ văn lớp 8 HK2

Chia sẻ bởi Bành Tú Thanh | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề cương mon nghữ văn lớp 8 HK2 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK2 MÔN NGỮ VĂN
Phần Tiếng Việt. ( KIỂM TRA MỘT TIẾT)
1.  Câu  nghi vấn 
* Câu nghi vấn là câu:  Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao..) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Có chức năng chính là dùng để hỏi.  * Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.  *Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại  trả lời . *Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
2.   Câu cầu khiến 
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,...  hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...  * Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu  khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. 
3.  Câu cảm thán 
* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp  cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói  hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.  *Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.   
4.   Câu trần thuật 
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu  khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,..  Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay  bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).  * Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể  kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.  * Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.   
5.   Câu phủ định 
* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu.....  *Câu phủ định dùng để :  Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ  định miêu tả)  - Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ). 
6. Hội thoại. *Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:  .Quan hệ trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác , thứ bậc trong gia đình và  xã hội) - Quan hệ thân sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình) *Vì quan hệ xã hội vốn đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều.Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
7. Hành động nói. * Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định. *Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho chúng.  Những kiểu hành động nói thường gặp là :  Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? )  Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..)  ( Ngày mai trời sẽ mưa ) Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...)  ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé ) Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa ) Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này ( ( ( ) * Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng  kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng  gián tiếp). Phần Văn bản.
1.Nhớ rừng (Thế Lữ)
Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài  thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
2.Ông đồ (Vũ Đình Liên)
Là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đán  thương của " ông đồ" qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bành Tú Thanh
Dung lượng: 48,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)