Đề cương lý 9 hay

Chia sẻ bởi Phạm Thu Thủy | Ngày 14/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đề cương lý 9 hay thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN: VẬT LÝ 9

A/ NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

Chương I: ĐIỆN HỌC

I. ĐỊNH LUẬT ÔM – ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
1. Định luật Ôm:
“Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây”

Công thức:  trong đó

2. Điện trở dây dẫn:
Trị số  không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
Chú ý:
- Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
- Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.
II. ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC NỐI TIẾP




1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp
Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm.

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần

2. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp



III- ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC SONG SONG







1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song
Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

2. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song
Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ.
 hay 

IV. ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY
“Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn”
Công thức:  Trong đó :

V. BIẾN TRỞ
1. Biến trở
Được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
Các loại biến trở được sử dụng là: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp). Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch
2. Các kí hiệu của biến trở

hoặc hoặc hoặc

VI. CÔNG SUẤT ĐIỆN
1. Công suất điện
Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.
Công thức: P = U.I Trong đó

2. Hệ quả:
Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:
P = I2.R hoặc P = 
3. Chú ý
Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó, nghĩa là hiệu điện thế của dụng cụ đó khi nó hoạt động bình thường.
Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.
Đối với bóng đèn (dụng cụ điện) : Điện trở của bóng đèn (dụng cụ điện ) được tính là:
Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: bóng đèn sáng bình thường khi đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là 75W.
VII. ĐIỆN NĂNG
1. Điện năng là gì?
Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.
2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác
Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như : nhiệt năng, quang năng, cơ năng, hóa năng …
Ví dụ:
- Bóng đèn dây tóc : điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Đèn LED : điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.
- Nồi cơn điện, bàn là: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Quạt điện, máy bơn nước : điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
3. Hiệu suất sử dụng điện
Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.
Công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thu Thủy
Dung lượng: 311,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)