DE CUONG LUYEN TAP LY 9 HKI.doc

Chia sẻ bởi Khánh Linh | Ngày 14/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG LUYEN TAP LY 9 HKI.doc thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Chương I: ĐIỆN HỌC
1- Điện trở của dây dẫn biểu thị cho tính chất nào của dây dẫn? Công thức tính điên trở. Tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức.
ĐA: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
Công thức: R = 
Trong đó: R: Điện trở (Ω), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A)
2- Phát biểu định luật Ôm. Hệ thức của định luật. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong hệ thức.
ĐA: Định luật Om: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Công thức: I = 
Trong đó: R: Điện trở (Ω), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A)
4- Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính điện trở của dây dẫn hình trụ có chiều dài l, tiết diện S, làm bằng chất có điện trở suất ρ. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức.
ĐA: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây.
Công thức: 
Trong đó: R: Điện trở (Ω), l: Chiều dài (m), S: Tiết diện (m2) (: Điện trở suất ().
5- Viết công thức tính công suất điện của đoạn mạch. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức.
ĐA: 
Trong đó: P : Công suất điện ( W), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A)
6- Viết công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch điện. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức.
ĐA: 
Trong đó: P : Công suất điện ( W), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A), t: Thời gian dòng điện chạy qua (s), A: Công của dòng điện ( J).
7 - Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun- Len-xơ. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong hệ thức. (2đ)
ĐA: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Công thức: Q = I2Rt.
Trong đó: Q: Nhiệt lượng (J), I: Cường độ dòng điện (A), R: Điện trở (Ω), t: Thời gian dòng điện chạy qua.(s)
8- Biến trở là gì? Biến trở dùng để làm gì? Nêu các bộ phận chính của biến trở? Nêu nguyên tắc hoạt động của biến trở?
ĐA Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số. Biến trở dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó.

- Bộ phận chính của biến trở gồm con chạy ( hoặc tay quay) và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn, được quấn đều đặn dọc theo một lõi bằng sứ.
- Khi dịch chuyển con chạy thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua làm cho điện trở của biến trở thay đổi dẫn đến cường độ dòng điện qua mạch thay đổi.
- Sử dụng biến trở có thể điều chỉnh cường độ dòng điện qua mạch.
9- Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết điều gì? Viết các công thức tính công suất điện?
- Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.
- Các công thức tính công suất điện: P = U.I ; P = ; P = I2 R
1- Viết công thức tính điện trở tương đương của các mạch điện sau:








2 - Nêu 1 ví dụ chứng tỏ dòng điện có khả năng thực hiện công, 1 ví dụ chứng tỏ dòng điện có khả năng cung cấp nhiệt lượng.
ĐA:
- Dòng điện chạy qua quạt điện làm cho cánh quạt quay.
- Dòng điện chạy qua bếp điện làm cho dây điện trở nóng lên.
3- Trên một bóng đèn có ghi: 220V- 40W. Nêu ý nghĩa các số ghi trên đèn. Cần phải mắc đèn này vào hiệu điện thế bao nhiêu vôn để đèn sáng bình thường?
ĐA: 220V: Hiệu điện thế định mức của đèn.
40W
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khánh Linh
Dung lượng: 325,50KB| Lượt tài: 17
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)