De cuong lich su hk2

Chia sẻ bởi Bùi Thị Vân Anh | Ngày 16/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: de cuong lich su hk2 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Phần hai
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Câu 1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
*) Hoàn cảnh: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá, kiệt quệ .Đồng thời thực hiện mục đích thực dân, Pháp ra sức vơ vét bóc lột. ở Đông Dương Pháp Thi hành cuộc khai thác lần 2 từ 1919 - 1929:
*) Về kinh tế: Pháp tăng cường đầu tư vốn với tốc độ nhanh, qui mô lớn vào các ngành kinh tế :Trong vòng 6 năm (1924-1929) số vốn đầu tư tăng 6 lần (4 tỉ Phrăng).
- Nông nghiệp: số vốn đầu tư nhiều nhất, chủ yếu vào đồn điền cao su, diện tích đồn điền cao su mở rộng, nhiều công ty cao su ra đời.
- Công nghiệp: chú trọng đầu tư khai thác mỏ than, đầu tư thêm vào khai thác kẽm, thiếc, sắt; mở mang một số ngành công nghiệp chế biến.
- Thương nghiệp: ngoại thương có bước phát triển mới, giao lưu nội địa được đẩy mạnh hơn.
- Giao thông vận tải: được phát triển, đô thị mở rộng, dân cư đông hơn.
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương.
- Pháp còn thực hiện chính sách tăng thuế làm cho ngân sách năm 1930 tăng 3 lần so với năm 1912.
*) Về chính trị, văn hoá, giáo dục:
- Chính trị: tăng cường chính sách cai trị, chính sách chia để trị, sử dụng bộ máy tay sai, tăng cường bộ máy quân sự, cảnh sát, mật thám nhà tù, thi hành mốt số cải cách chính trị-hành chính như đưa thêm người Việt vào các công sở.
- Văn hoá - giáo dục: Thực hiện văn hoá nô dịch, hệ thống giáo dục được mở rộng hơn gồn tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học. Sách báo được xuất bản càng nhiều, văn hoá phương Tây xâm nhập mạnh vào Việt Nam.
=> Những chính sách này tác động mạnh làm cho tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến mơí.
Câu 2. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam?
- Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới : kĩ thuật và nhân lực được đầu tư. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, nghèo, mang nặng tính chất lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển biến mới:
- Địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hoá, một bộ phận làm tay sai cho Pháp, một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân và bọn tay sai.
- Giai cấp nông dân: bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bần cùng hoá, mâu thuẫn nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai rất gay gắt, họ là động lực của cách mạng.
- Tiểu tư sản: số lượng tăng nhanh, có tinh thần chống thực dân Pháp và tay sai, họ nhạy bén với thời cuộc, hăng hái đấu tranh.
- Tư sản dân tộc Việt Nam: là giai cấp có khuynh hướng dân tộc dân chủ, tham gia cách mạng khi có điều kiện, một bộ phận tư sản mại bản gắn chặt với đế quốc.
- Giai cấp công nhân: ngày càng phát triển. Đến 1929 có 22 vạn người. Họ bị thực dâ phong kiến và tư sản áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản ...nên nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Câu 3. Sự ra đời, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên?
*) Sự thành lập :
- Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã.
- Tháng 2-1925, Người chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã thành lập ra Cộng sản đoàn.
- Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên..
*) Hoạt động:
- Mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo những chiến sĩ cách mạng rồi đưa về nước hoạt động. Ngày 21-6-1925, ra tờ báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội.
- Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp, in thành cuốn Đường Kách mệnh.
- Báo Thanh niên và Đường Kách mệnh trang bị lý luận cách mạng cho cán bộ Hội để tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
- Năm 1928, Hội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Vân Anh
Dung lượng: 239,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)