đề cương lịch sử

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Loan | Ngày 14/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: đề cương lịch sử thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 8

Câu 1: Bài 29: Tổ chức bộ máy nhà nước,chính sách kinh tế:
+ Tổ chức bộ máy nhà nước
Lập liên Bang Đông Dương (gồm Viêt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đứng đầu là Viên Toàn Quyền người Pháp.
Việt Nam


Bắc Kì Trung Kì Nam Kì
(Thống sứ người Pháp) (Khâm sứ người Pháp) (Thống đốc người Pháp)


Tỉnh
(Người Pháp)


Phủ
(Người Việt)


Huyện (Châu)


Làng xã
Chức dịch địa phương.


( Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.
+Chính sách kinh tế:
Nông nghiệp: cướp đoạt ruộng đất, pháp canh thu tô.
Công nghiệp: khai thác mỏ, xây dựng các xí nghiệp.
Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu.
Tài chính: quy định ra nhiều thứ thuế.
( Kinh tế Việt Nam có những bước biến đổi (xuất hiện kinh tế doanh tư bản chủ nghĩa).
Câu 2: Bài 30: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc;Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước trước đó; Nguyên nhân thất bại phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX:
+Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
 Hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên , huyện Nam Đàn, Nghệ An.
- Người lớn lên giữa lúc nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp .
-  Các cuộc khởi nghĩa thất bại và  không tán thành đường lối hoạt động của các cụ , Người quyết định đi sang phương Tây  tìm con đường cứu nước mới.
-  Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài gòn), Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Nguyễn văn Ba , làm phụ bếp cho tàu La Tut sơ Tơ rê vin, để sang Pháp.
-  Người qua nhiều nước  Châu Phi, châu Mỹ, châu Âu
-   Người trở lại Pháp năm 1917. Người làm nhiều nghề, trực tiếp học tập và rèn luyện ở  giai cấp công nhân.
-   Người tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước , viết báo, tranh thủ các buổi mít tinh để tố cáo tội ác của thực dân Pháp, và tuyên truyền cách mạng Việt nam .
-  Sống và hoạt động  trong phong trào công nhân Pháp, ảnh hưởng của cách mạng tháng Mưởi Nga, tư tưởng của người có những biến chuyển, hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-  Hoạt động của người rất đúng hướng tạo điều kiện để cách mạng Việt Nam bắt gặp chân lý cứu nước của thời đại: chủ nghĩa Mác –Lê nin.
+Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước trước đó:
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"  - Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.  - Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.  - Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản
+Nguyên nhân thất bại phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX:
 - Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương ( phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo ) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Loan
Dung lượng: 38,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)