đề cương lí 8- HK2 (hay) 2010-2011
Chia sẻ bởi Phùng Hải Phuong |
Ngày 14/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: đề cương lí 8- HK2 (hay) 2010-2011 thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
Đề cương ôn tập học kỳ II
Môn Vật lí 8
Năm học 2010 - 2011
A. Lý thuyết
1. Các chất được cấu tạo như thế nào?
2. Nêu đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học trong chương nhiệt học.
3. Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?
4. Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?
5. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm một ví dụ cho mỗi cách.
6. Nhiệt lượng là gì? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng là jun?
7. Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là gì?
8. Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức này.
9. Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lý này thể hiện sự bảo toàn năng lượng?
10. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg có nghĩa là gì?
11. Tìm ví dụ cho mỗi hiện tượng sau đây:
- Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác.
- Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
- Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
- Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.
12. Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
B. Giải thích các hiện tượng sau:
1. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
2. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
3. Tại sao khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng thì sạch hơn nước xà phòng lạnh?
4. Tại sao mở lọ nước hoa trong lớp học, sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa?
5. Giọt nước rơi vào quần áo, nếu dùng tay chà sát chỗ ấy thì mau khô hơn. Tại sao?
6. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?
7. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ?
8.Tại sao khi cưa thép, người ta phải cho 1 dòng nước nhỏ chảy liên tục vào chỗ cưa? ở đây đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra?
9. Tại sao gạo lấy ra từ cối giã hay cối xay đều nóng?
10. Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng, ngưng lúc nào cũng có nhiệt năng?
11. Đun nóng 1 ống nghiệm đậy nút kín có đựng 1 ít nước, nước nóng dần và tới 1 lúc nào đó thì nút ống nghiệm bị bật lên. Trong hiện tượng này, nhiệt năng của nước thay đổi bằng những cách nào? Đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
12. Ban đêm nhìn lên bầu trời thấy các sao băng. Hãy dùng từ điển vật lí để tìm hiểu bản chất và nguyên nhân khiến sao băng phát sáng.
Môn Vật lí 8
Năm học 2010 - 2011
A. Lý thuyết
1. Các chất được cấu tạo như thế nào?
2. Nêu đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học trong chương nhiệt học.
3. Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?
4. Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?
5. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm một ví dụ cho mỗi cách.
6. Nhiệt lượng là gì? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng là jun?
7. Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là gì?
8. Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức này.
9. Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lý này thể hiện sự bảo toàn năng lượng?
10. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg có nghĩa là gì?
11. Tìm ví dụ cho mỗi hiện tượng sau đây:
- Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác.
- Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
- Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
- Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.
12. Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
B. Giải thích các hiện tượng sau:
1. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
2. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
3. Tại sao khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng thì sạch hơn nước xà phòng lạnh?
4. Tại sao mở lọ nước hoa trong lớp học, sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa?
5. Giọt nước rơi vào quần áo, nếu dùng tay chà sát chỗ ấy thì mau khô hơn. Tại sao?
6. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?
7. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ?
8.Tại sao khi cưa thép, người ta phải cho 1 dòng nước nhỏ chảy liên tục vào chỗ cưa? ở đây đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra?
9. Tại sao gạo lấy ra từ cối giã hay cối xay đều nóng?
10. Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng, ngưng lúc nào cũng có nhiệt năng?
11. Đun nóng 1 ống nghiệm đậy nút kín có đựng 1 ít nước, nước nóng dần và tới 1 lúc nào đó thì nút ống nghiệm bị bật lên. Trong hiện tượng này, nhiệt năng của nước thay đổi bằng những cách nào? Đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
12. Ban đêm nhìn lên bầu trời thấy các sao băng. Hãy dùng từ điển vật lí để tìm hiểu bản chất và nguyên nhân khiến sao băng phát sáng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phùng Hải Phuong
Dung lượng: 28,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)