Đề cương kiểm tra giữa kì vật lý 8
Chia sẻ bởi Trần Thị Thuý Hiền |
Ngày 14/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Đề cương kiểm tra giữa kì vật lý 8 thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÝ 8
I. Lý thuyết
1. Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối? Lấy ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác
Ta nói: Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối
- Ví dụ: Ngôi trường đang đứng yên so với Trái Đất nhưng so với Mặt Trời thì nó đang cùng Trái Đất chuyển động.
2. Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? Nói vận tốc của ô tô là 36 km/h, điều đó có ý nghĩa gì?
- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- Vận tốc của ô tô là 36 km/h có nghĩa là nói trung bình ô tô đi được 36 km trong một giờ.
3. Hãy nêu điểm khác nhau giữa chuyển động đều với chuyển động không đều. Cho ví dụ minh họa.
- So sánh:
+ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- Ví dụ:
+ Nếu bạn chạy xe máy với vận tốc 60km/h và giữ nguyên vận tốc này trong 5 phút, vậy trong 5 phút đó xe máy của bạn đã chuyển động đều.
+ Khi bạn chạy xe đến ngã tư, bạn giãm tốc độ lại, đó là chuyển động chậm dần. khi bạn chạy xe xuống dốc, tốc độ nhanh dần, đó là chuyển động nhanh dần. Giãm tốc độ hoặc tăng tốc độ là ví dụ của chuyển động không đều.
4. Tại sao nói lực là đại lượng véc tơ? Hãy nêu cách biểu diễn véc tơ lực.
- Lực là một đại lượng véc tơ vì lực vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều.
- Cách biểu diễn lực: Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
5. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ.
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên một đường thửng, chiều ngược nhau.
- Ví dụ: Quả bóng nằm trên mặt đất vì quả bóng chịu lực cân bằng giữa mặt đất và trọng lực của nó.
6. Một vật đang đứng yên hoặc đang chuyển động, bỗng dưng các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì trạng thái của vật sẽ thế nào?
- Dưới tác dụng của lực cân băng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
7. Tại sao khí có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột? Cho ví dụ.
- Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì mọi vật đều có quán tính.
- Ví dụ:
+ Khi ô tô đột ngột rẽ phải, do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng người sang trái.
8. Có mấy loại lực ma sát? Những lực đó xuất hiện khi nào? Là thế nào để tăng, giảm ma sát?
- Có ba loại lực ma sát:
+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác.
+ Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác.
+ Lực ma sát nghỉ xuất hiện giữ cho vật không bị trượt khi vật bị một lực khác tác dụng.
- Cách giảm lực ma sát là: Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.
II. Bài tập
4/ Đổi đơn vị và điền vào chỗ trống :
a/.....km/h = 10m/s b/ 12m/s =......km/h
c/ 48km/h =......m/s d/60km/h =.....m/s
a/36 km/h = 10m/s b/ 12m/s =43.2km/h c/ 48km/h =13.33m/s
d/60km/h =16.67m/s
I. Lý thuyết
1. Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối? Lấy ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác
Ta nói: Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối
- Ví dụ: Ngôi trường đang đứng yên so với Trái Đất nhưng so với Mặt Trời thì nó đang cùng Trái Đất chuyển động.
2. Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? Nói vận tốc của ô tô là 36 km/h, điều đó có ý nghĩa gì?
- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- Vận tốc của ô tô là 36 km/h có nghĩa là nói trung bình ô tô đi được 36 km trong một giờ.
3. Hãy nêu điểm khác nhau giữa chuyển động đều với chuyển động không đều. Cho ví dụ minh họa.
- So sánh:
+ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- Ví dụ:
+ Nếu bạn chạy xe máy với vận tốc 60km/h và giữ nguyên vận tốc này trong 5 phút, vậy trong 5 phút đó xe máy của bạn đã chuyển động đều.
+ Khi bạn chạy xe đến ngã tư, bạn giãm tốc độ lại, đó là chuyển động chậm dần. khi bạn chạy xe xuống dốc, tốc độ nhanh dần, đó là chuyển động nhanh dần. Giãm tốc độ hoặc tăng tốc độ là ví dụ của chuyển động không đều.
4. Tại sao nói lực là đại lượng véc tơ? Hãy nêu cách biểu diễn véc tơ lực.
- Lực là một đại lượng véc tơ vì lực vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều.
- Cách biểu diễn lực: Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
5. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ.
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên một đường thửng, chiều ngược nhau.
- Ví dụ: Quả bóng nằm trên mặt đất vì quả bóng chịu lực cân bằng giữa mặt đất và trọng lực của nó.
6. Một vật đang đứng yên hoặc đang chuyển động, bỗng dưng các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì trạng thái của vật sẽ thế nào?
- Dưới tác dụng của lực cân băng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
7. Tại sao khí có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột? Cho ví dụ.
- Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì mọi vật đều có quán tính.
- Ví dụ:
+ Khi ô tô đột ngột rẽ phải, do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng người sang trái.
8. Có mấy loại lực ma sát? Những lực đó xuất hiện khi nào? Là thế nào để tăng, giảm ma sát?
- Có ba loại lực ma sát:
+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác.
+ Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác.
+ Lực ma sát nghỉ xuất hiện giữ cho vật không bị trượt khi vật bị một lực khác tác dụng.
- Cách giảm lực ma sát là: Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.
II. Bài tập
4/ Đổi đơn vị và điền vào chỗ trống :
a/.....km/h = 10m/s b/ 12m/s =......km/h
c/ 48km/h =......m/s d/60km/h =.....m/s
a/36 km/h = 10m/s b/ 12m/s =43.2km/h c/ 48km/h =13.33m/s
d/60km/h =16.67m/s
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thuý Hiền
Dung lượng: 45,16KB|
Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)