Đề cương hướng dẫn ôn thi học kì môn Ngữ văn và Tập làm văn
Chia sẻ bởi Thân Thị Thanh |
Ngày 11/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Đề cương hướng dẫn ôn thi học kì môn Ngữ văn và Tập làm văn thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Phần văn học và tập làm văn
I. Câu hỏi tái hiện kiến thức:
1. * Những văn bản không phải là văn bản nhật dụng và văn bản nghị luận:
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh; Trong lòng mẹ; Tôi đi học.
2. Nhan đề truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”(O’ Hen ri) có liên quan trực tiếp đến những chi tiết NT trong tác phẩm:
=> Nhan đề truyện có liên quan trực tiếp đến 2 chi tiết trong tác phẩm:
+ Chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân đã rụng trong đêm mưa bão...
+ Chiếc lá “kiệt tác của cụ Bơmen” được vẽ trên bức tường và nhờ đó đã cứu sống Giôn xi...
3. Tóm tắt ngắn gọn “Chuyện người con gái Nam Xương”:
=> Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương tính tình thuỳ mị, nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ. Trương Sinh là con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa nghi, hay ghen. Giặc đến, Trương Sinh bị triều đình bắt đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con trai, chăm sóc mẹ chồng đau ốm. Khi mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ.
Giặc tan, Trương Sinh trở về, nhân nghe lời nói thơ ngây của đứa con trai 3 tuổi liền nghi ngờ vợ không chung thuỷ, một mực mắng nhiếc, ruồng bỏ vợ. Vũ Nương bị oan, không thể thanh minh, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, TS cùng con trai ngồi bên đèn, đứa trẻ chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là người hay đến với mẹ mỗi đêm. Chàng Trương hiểu ra sự thật, biết vợ mình bị oan.
Phan Lang, người cùng làng bị nạn dạt đến thuỷ cung, tình cờ gặp lại Vũ Nương. Khi Phan lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Chàng Trương liền lập đàn tràng giải oan bên bờ sông Hoàng Giang, nhưng Vũ Nương chỉ hiện về trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng sông, nói lời từ biệt rồi biến mất.
4. Nhận xét về cách thức và tác dụng của các yếu tố kì ảo vào tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”:
* Cách thức: Các yếu tố truyền kì được khéo léo kết hợp xen kẽ với những yếu tố thực.
* Tác dụng:
+ Các yếu tố kì ảo trong truyện có tác dụng làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp của nv VN. Mặc dù nàng đã chết nhưng những phẩm chất tốt đẹp vẫn còn. Nàng vẫ nặng lòng thương nhớ quê hương, phần mộ tổ tiên, nhớ thương chồng con da diết và khát khao được trả lại danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc có hậu, giảm tính bi kịch cho tác phẩm. Đồng thời thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, về sự chiến thắng giữa cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
+ Chi tiết kì ảo cuối cùng có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm và có ý nghĩa thức tỉnh người đọc: Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện trong chốc lát giữa dòng sông rồi biến mất. Người đã chết, hạnh phúc đã tan vỡ, chia lìa là vĩnh viễn. Đó là hiện thực cay đắng không thể thay đổi hoặc phủ
I. Câu hỏi tái hiện kiến thức:
1. * Những văn bản không phải là văn bản nhật dụng và văn bản nghị luận:
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh; Trong lòng mẹ; Tôi đi học.
2. Nhan đề truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”(O’ Hen ri) có liên quan trực tiếp đến những chi tiết NT trong tác phẩm:
=> Nhan đề truyện có liên quan trực tiếp đến 2 chi tiết trong tác phẩm:
+ Chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân đã rụng trong đêm mưa bão...
+ Chiếc lá “kiệt tác của cụ Bơmen” được vẽ trên bức tường và nhờ đó đã cứu sống Giôn xi...
3. Tóm tắt ngắn gọn “Chuyện người con gái Nam Xương”:
=> Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương tính tình thuỳ mị, nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ. Trương Sinh là con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa nghi, hay ghen. Giặc đến, Trương Sinh bị triều đình bắt đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con trai, chăm sóc mẹ chồng đau ốm. Khi mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ.
Giặc tan, Trương Sinh trở về, nhân nghe lời nói thơ ngây của đứa con trai 3 tuổi liền nghi ngờ vợ không chung thuỷ, một mực mắng nhiếc, ruồng bỏ vợ. Vũ Nương bị oan, không thể thanh minh, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, TS cùng con trai ngồi bên đèn, đứa trẻ chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là người hay đến với mẹ mỗi đêm. Chàng Trương hiểu ra sự thật, biết vợ mình bị oan.
Phan Lang, người cùng làng bị nạn dạt đến thuỷ cung, tình cờ gặp lại Vũ Nương. Khi Phan lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Chàng Trương liền lập đàn tràng giải oan bên bờ sông Hoàng Giang, nhưng Vũ Nương chỉ hiện về trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng sông, nói lời từ biệt rồi biến mất.
4. Nhận xét về cách thức và tác dụng của các yếu tố kì ảo vào tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”:
* Cách thức: Các yếu tố truyền kì được khéo léo kết hợp xen kẽ với những yếu tố thực.
* Tác dụng:
+ Các yếu tố kì ảo trong truyện có tác dụng làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp của nv VN. Mặc dù nàng đã chết nhưng những phẩm chất tốt đẹp vẫn còn. Nàng vẫ nặng lòng thương nhớ quê hương, phần mộ tổ tiên, nhớ thương chồng con da diết và khát khao được trả lại danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc có hậu, giảm tính bi kịch cho tác phẩm. Đồng thời thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, về sự chiến thắng giữa cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
+ Chi tiết kì ảo cuối cùng có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm và có ý nghĩa thức tỉnh người đọc: Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện trong chốc lát giữa dòng sông rồi biến mất. Người đã chết, hạnh phúc đã tan vỡ, chia lìa là vĩnh viễn. Đó là hiện thực cay đắng không thể thay đổi hoặc phủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thân Thị Thanh
Dung lượng: 76,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)