ĐỀ CƯƠNG HÓA 9 HK1

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Hoàng | Ngày 17/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG HÓA 9 HK1 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
Môn: Hóa học 9
Năm học: 2010 – 2011

I – MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ:











II – CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ:
1. OXIT
a) Định nghĩa: Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Vd: CaO, SO2, CO, Na2O, Fe3O4, P2O5, …
b) Tính chất hóa học:
Tính chất hóa học
OXIT AXIT
OXIT BAZƠ

Tác dụng với nước
Một số oxit axit (SO2, CO2, N2O5, P2O5, …) + nước ( dd axit
Vd: CO2 + H2O ( H2CO3
P2O5 + 3H2O ( 2H3PO4
Một số oxit bazơ (Na2O, BaO, CaO, K2O, …) + nước ( dd bazơ
Vd: Na2O + H2O ( 2NaOH
( Các oxit bazơ như: MgO, CuO, Al2O3, FeO, Fe2O3, … không tác dụng với nước.

Tác dụng với axit
< Không phản ứng >
Oxit bazơ + axit ( muối + nước
Vd: CuO + 2HCl ( CuCl2 + H2O
CaO + H2SO4 ( CaSO4 + H2O

Tác dụng với dd bazơ (kiềm)
Oxit axit + dd bazơ ( muối + nước
Vd: SO2 + Ca(OH)2 ( CaSO3 + H2O
CO2 + Ba(OH)2( BaCO3 + H2O
< Không phản ứng >

Tác dụng với oxit axit
< Không phản ứng >
Oxit bazơ + oxit axit ( muối
Vd: BaO + CO2 ( BaCO3

Tác dụng với oxit bazơ
Oxit axit + oxit bazơ ( muối
Vd: MgO + SO3 ( MgSO4
< Không phản ứng >

2. AXIT
a) Định nghĩa: Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Vd: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4, …
b) Tính chất hóa học:
Tác dụng với chất chỉ thị:
Dd axit làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Tác dụng với kim loại:
Một số dd axit (HCl, H2SO4 loãng) + các kim loại đứng trước H (trong dãy HĐHH của kim loại) ( muối + H2(
Vd: 2Al + 3H2SO4loãng ( Al2(SO4)3 +3H2(
Zn + 2HCl ( ZnCl2 + H2(
( H2SO4 đặc và HNO3 tác dụng với hầu hết các kim loại tạo muối nhưng không giải phóng khí H2.
Vd: Cu + 2H2SO4đặc ( CuSO4 + SO2( + 2H2O
( H2SO4 đặc có tính háo nước.
Tác dụng với oxit bazơ:
Axit + oxit bazơ ( muối + nước
Vd: CaO + H2SO4 ( CaSO4 + H2O
Tác dụng với bazơ:
Axit + bazơ ( muối + nước (phản ứng trung hòa)
Vd: 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 ( Fe2(SO4)3 + 6H2O
Tác dụng với muối:
Axit + muối ( muối mới + axit mới
Vd: H2SO4 + BaCl2 ( BaSO4( + 2HCl
2HCl + Na2CO3 ( 2NaCl + H2O + CO2(
( Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm phải có chất không tan hoặc chất khí.

( Sản xuất axit sunfuric: Qua các quá trình sau:
S + O2 ( SO2 ; 2SO2 + O2 ( 2SO3 ; SO3 + H2O ( H2SO4
3. BAZƠ
a) Định nghĩa: Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (OH). Vd: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Al(OH)3, …
b) Tính chất hóa học:
Tác dụng với chất chỉ thị: Dd bazơ làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh, dd phenolphtalein chuyển sang màu đỏ.
Tác dụng với oxit axit:
Dd bazơ + oxit axit ( muối + nước
Vd: Ca(OH)2 + SO3 ( CaSO4 + H2O
Tác dụng với axit:
Bazơ + axit ( muối + nước (phản ứng trung hòa)
Vd: NaOH + HCl ( NaCl + H2O
Tác dụng với muối:
Dd bazơ + dd muối ( muối mới + bazơ mới
Vd: Ba(OH)2 + CuSO4 ( BaSO4( + Cu(OH)2(
3NaOH + FeCl3 ( Fe(OH)3( + 3NaCl
( Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm phải có chất không tan.
Phản ứng nhiệt phân:
Bazơ không tan ( oxit bazơ + nước
Vd: Cu(OH)2 ( CuO + H2O

( Sản xuất natri hiđroxit:
2NaCl + H2O 2NaOH + Cl2( + H2(
c) Thang pH: Dùng để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của một dung dịch:
pH = 7: trung tính ; pH < 7: tính axit ; pH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Hoàng
Dung lượng: 325,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)