ĐỀ CƯƠNG HKII SINH HỌC 7

Chia sẻ bởi NGUYỄN THỊ HỒNG LINH | Ngày 15/10/2018 | 76

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG HKII SINH HỌC 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKII SINH HỌC 7
Trình bày đặc điểm cấu tạo của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn?
Đặc điểm của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước:
Đầu nhọn khớp với thân thành 1 khối.
Da trần phủ chất nhầy và ẩm.
Chi sau có màng bơi.
Đặc điểm của ếch đồng thích nghi với đời sống ở cạn:
Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
Mắt có mi giữ nước mắt. Tai có màng nhĩ.
Chi 5 ngón có vuốt linh hoạt.
Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
Ruột sau có khả năng hấp thụ lại nước, phân đặc.
Tim xuất hiện vách ngăn ngăn tâm thất thành 2 nửa ( 4 ngăn chưa hoàn toàn) , máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co giãn của các cơ liên sườn.
Bài tiết thận sau, nước tiểu đặc.
Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.
Nêu đặc điểm chung của lớp bò sát?
Da khô, có vảy sừng.
Cổ dài.
Màng nhĩ nằm trong hốc tai.
Chi yếu, có vuốt sắc.
Phổi có nhiều nếp nhăn.
Tim có vách ngăn hụt ngăn tâm thất ( trừ cá sấu), máu pha đi nuôi cơ thể.
Thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
Là động vật biến nhiệt.
Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn?
Kiểu bay vỗ cánh (bồ câu)
Kiểu bay lượn (hải âu)

Đập cánh liên tục.
Cánh chậm rãi, không liên tục.
Cánh dang rộng mà không đập.

Khả năng bay chủ yếu dựa vào
sự vỗ cánh.
Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió.

Nêu đặc điểm chung của lớp chim?
Mình có lông vũ bao phủ.
Chi trước biến đổi thành cánh.
Phổi có mang ống khí, có túi khi tham gia hô hấp.
Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
Là động vật hằng nhiệt.
Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
Nêu vai trò của lớp chim đối với đời sống con người ?
Lợi ích:
Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh.
Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch.
Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các loại động vật gặm nhấm có hại, giúp phát tán quả và hạt cho cây rừng và giúo thụ phấn cho cây trồng.
Tác hại:
Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp.
Chim là động vật trung gian truyền bệnh.
Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống?
Bộ lông mao dày, xốp: giữ nhiệt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.
Chi trước ngắn: đào hang, di chuyển.
Chi sau dài, khỏe: bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.
Mũi thính, lônh xúc giác cảm giác xúc giác nhanh, nhạy: thăm dò thức ăn, phát hiện sớm kẻ thù, thăm dò môi trường.
Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động được theo các phía: định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.
Nêu đặc điểm của thai sinh so với noãn thai sinh?
Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như những động vật có xương sống đẻ trứng.
Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và đièu kiện sống thích nghi cho sự phát triển.
Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn?
Đại diện
Đặc điểm cấu tạo
Đời sống


Chai mông
Túi má
Đuôi


Khỉ
Có chai mông lớn
Có túi má lớn
Đuôi dài
Sống theo đàn

Vượn
Có chai mông nhỏ
Không có túi má
Không có đuôi
Sống theo đàn

Khỉ hình người
Đười ươi
Không có chai mông
Không có túi má
Không có đuôi
Sống đơn độc


Tinh tinh



Sống theo đàn


Gôrila






Nêu đặc điểm chung của lớp thú?
Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
Có bộ long mao bao phủ cơ thể.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: NGUYỄN THỊ HỒNG LINH
Dung lượng: 18,49KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)