Đề cương HKI Vật lý 7

Chia sẻ bởi Lương Hoàng Thiệp | Ngày 17/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Đề cương HKI Vật lý 7 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 7
NĂM HỌC: 2010 – 2011
NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG: PHAN NGỌC LAN
ĐƠN VỊ: THCS THỊ TRẤN

Câu 1: a) Ta nhìn thấy một vật khi nào?
b) Giải thích tại sao vào ban đêm, khi không thắp sáng đèn, ta không thể nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?

Đáp án: a) Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
b) Vì không có ánh sáng truyền từ mảnh giấy đến mắt ta.

Câu 2: Hãy phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng.

Đáp án: Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.

Câu 3: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng hợp với đường pháp tuyến IN tại điểm tới I một góc 300. Hãy vẽ tia phản xạ IR.

Đáp án: - Vẽ hình đúng (góc phản xạ bằng góc tới)
- Thảm mĩ

Câu 4: So sánh kích thước ảnh ảo của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm (vật cách 3 gương trên một khoảng như nhau, ba gương có cùng kích thước).

Đáp án: Khi vật cách ba gương (gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm có cùng kích thước) một khoảng như nhau, thì:
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng lớn hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhưng bé hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

Câu 5: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cẩu lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người lài xe? Tại sao ta không sử dụng gương phẳng trong trường hợp trên?

Đáp án: Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản bên đường che khuất, tránh được tai nạn. Không dùng gương phẳng vì vùng nhìn thấy của gương phẳng hẹp hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.

Câu 6: Vật như thế nào được gọi là nguồn âm? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?

Đáp án: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
Các nguồn âm có chung đặc điểm là đều dao động.

Câu 7: Hãy chỉ ra bộ phận nào dao động phát ra “nốt nhạc” khi gãy dây đàn ghi ta, khi thổi sáo?

Đáp án: - Đàn ghi ta: dây đàn dao động
- Sáo trúc: không khí trong ống sáo dao động.

Câu 8: a) Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
b) Khi nào âm phát ra cao? Khi nào âm phát ra thấp?

Đáp án: a) Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động.
b) Âm phát ra càng cao khi tần số dạo động càng lớn.
Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ.

Câu 9: Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai côn trùng trên, con nào vỗ cánh nhiều hơn?

Đáp án: Vì muỗi thường phát ra âm cao hơn ong đất, tức tần số dao động của cánh muỗi lớn hơn => con muỗi vỗ cánh nhiều hơn con ong đất.

Câu 10: a) Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
b) Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ?

Đáp án: a) Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
b) Âm phát ra càng to khi biên độ dao động càng lớn; Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng nhỏ.

Câu 11: Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy?

Đáp án: Khi thổi mạnh, ta làm cho lá chuối ở đầu bẹp của kèn dao động mạnh( biên độ dao động lớn => âm phát ra to.

Câu 12: Âm truyền được ở những môi trường nào? Không truyền được ở những môi trường nào? Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường mà âm truyền được.

Đáp án: - Âm truyền được trong các môi trường: chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Âm không thể truyền được trong môi trường chân không.
- Vận tốc truyền âm của chất rắn lớn hơn vận tốc truyền âm của chất lỏng, vận tốc truyền âm của chất lỏng lỏng lớn hơn vận tốc truyền âm của chất khí.

Câu 13: Kinh nghiệm của những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Hoàng Thiệp
Dung lượng: 82,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)