DE CUONG HKI

Chia sẻ bởi Trương Thị Hương | Ngày 15/10/2018 | 74

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG HKI thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN SINH 7
Câu 1: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
-Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
-Ruột dạng túi.
-Thành cơ thể có hai lớp tế bào.
Câu2: Trình bày ý nghĩa thực tiễn của động vật đối với đời sống con người ?
-Động vật cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp như : lông, da.
-Động vật dùng làm thí nghiệm cho học tập, nghiên cứu khoa học.
-Động vật dùng để thử nghiệm thuốc.
-Động vật cung cấp thực phẩm cho con người.
-Động vật hỗ trợ con người trong lao động.
-Động vật hỗ trợ con người trong giải trí
-Động vật hỗ trợ con người trong thể thao
- Động vật giúp con người bảo vệ an ninh.
-Một số động vật gây hại, kí sinh truyền bệnh cho con người.
Câu 3 :Phân biệt hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào?
-Tôm: Hô hấp qua mang nằm ở phần đầu ngực khí ôxi và cacbônic được trao đổi khắp cơ thể nhờ hệ tuần hoàn.
- Châu chấu: Hô hấp được thực hiện qua hệ thống ống khí phân bố chằng chịt khắp cơ thể..
Câu 4: Cơ thể tôm gồm mấy phần chính? Mỗi phần gồm có những phần phụ nào ?
Cơ thể tôm gồm 2 phần chính : Đầu – ngực và bụng:
* Phần đầu- ngực :
-2 mắt kép
- 2 đôi râu
- Các chân hàm
- Các chân ngực
* Bụng:
- Các chân bụng
- Tấm lái:
Câu 5: Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân có kinh nghiệm đánh bắt tôm như thế nào?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6 :Giun kim và giun móc câu, loài nào nguy hiểm hơn, loài nào dễ phòng chống hơn?
-Căn cứ vào nơi kí sinh của giun kim và giun móc câu thì giun móc câu kí sinh ở tá tràng thì nguy hiểm hơn so với giun kim. Nhưng giun móc câu dễ phòng chống hơn, chỉ cần đi giày, đi ủng và tránh tiếp xúc với đất là đủ.
Câu 7: Cơ thể châu chấu gồm mấy phần chính? Mỗi phần gồm có những phần phụ nào ?
-Cơ thể châu chấu có ba phần: Đầu, Ngực, Bụng
+Đầu : có một đôi râu, hai mắt kép, ba mắt đơn và quan miệng
+Ngực: có ba đôi chân, hai đôi cánh
+Bụng: có nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi lỗ thở.
Câu 8: Đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật?
- Giống nhau:
+ Đều được cấu tạo từ tế bào
+ Lớn lên, sinh sản
- Khác nhau:
+ Động vật có khả năng di chuyển, sống dị dưỡng, có hệ thần kinh và giác quan
+ Thực vật phần lớn không di chuyển, tự dưỡng và tế bào có thành xenlulô

Câu 9: Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh ? Cho ví dụ về động vật nguyên sinh có lợi và động vật nguyên sinh có hại ?
-Đa số loài có kích thước hiển vi.
-Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
-Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
-Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.
Ví dụ :…………………………………………………………………………………….
Ví dụ :…………………………………………………………………………………….
Câu 10: Trùng roi giống và khác thực vật ở những điểm nào?
+Giống thực vật:
- Tế bào có hạt diệp lục, tự dưỡng
- Cấu tạo tế bào có màng, nhân, chất tế bào
+Khác thực vật: Trùng roi là tế bào động vật; Có không bào co bóp; Tự di chuyển được, có khả năng dinh dưỡng.
Câu 11: Trình bày ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm?Cho ví dụ một số thân mềm có ở địa phương em?
* Có lợi :
-Làm thực phẩm cho con người
-Làm thức ăn cho động vật .
-Nguyên liệu xuất khẩu.
-Làm sạch môi trường nước.
-Có giá trị địa chất.
-Làm đồ trang trí, trang sức.
* Có hại
-Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán.
-Có hại cho cây trồng.
-Đục phá tàu thuyền,cầu cảng,gây hại cho giao thông đường biển.
Ví ……………………………………………………………………………………………
Câu 12: Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào ?
-Giác bám phát triển.
-Ruột phân nhánh.
- Mắt và lông bơi tiêu giảm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Hương
Dung lượng: 33,97KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)