De cuong bo sung 20152015

Chia sẻ bởi Trường Thcs Thanh Tân | Ngày 14/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: De cuong bo sung 20152015 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

I. Bài tập thấu kính hội tụ:
42-43.1 Đặt một điểm sáng S trước một thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cực (hình 42-43.1). Dựng ảnh S’ của điểm S qua thấu kính đã cho. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?

Đáp án: S’ là ảnh ảo (hình 43.4)

42-43.2 Hình 42-43.2 cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó.
a. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo ?
b. Vì sao em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ ?
Bằng cách vẽ , hãy xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của thấu kính đã cho.


Đáp án:
a. S’ là ảnh thật.
b. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì điểm sáng S qua thấu kính cho ảnh thật. Xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F và F’ bằng cách vẽ (hình 43.5)
+ Nối S với S’ cắt trục chính của thấu kính tại O.
+ Dựng đường thẳng vuông góc với trục chính tại O. Đó là vị trí đặt thấu kính.
+ Từ S dựng tia tới SI song song với trục chính của thấu kính. Nối I với S’ cắt trục chính tại tiêu điểm F’. Lấy OF = OF’.

42-43.3 Trên hình 42-43.3 có vẽ trục chính Δ, quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 cho ảnh S’ của điểm sáng S.
a. Vì sao em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ ?
b. Bằng cách vẽ hãy xác định điểm sáng S.

Đáp án:
a. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì ảnh của điểm sáng đặt trước thấu kính là ảnh thật.
b. Xác định điểm sáng S bằng cách vẽ (hình 43.6)
+ Tia ló 1 đi qua tiêu điểm F’, vậy tia tới là tia đi song song với trục chính của thấu kính.
+ Tia ló 2 là tia đi song song với trục chính, vậy tia tới là tia đi qua tiêu điểm của thấu kính.

42-43.4  Hình 42-43.4 cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng. A’B’ là ảnh của AB.
a. A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo ? Vì sao ?
b. Vì sao em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ ?
c. Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O và tiêu điểm F, F’ của thấu kính trên.

Đáp án:
a. A’B’ là ảnh ảo vì nó cùng chiều với vật.
b. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật.
c. Xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F và F’ bằng cách vẽ (hình 43.7)
+ B’ là ảnh của điểm B nên ta nối B’ với B cắt trục chính của thấu kính tại quang tâm O.
+ Từ O dựng đường vuông góc với trục chính, ta có vị trí đặt thấu kính.
+ Từ B dựng tia BI song song với trục chính của thấu kính. Nối IB’ kéo dài cắt trục chính tại F’ . Lấy OF = OF’.

42-43.5 Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ tiêu cự f như hình 42-43.5. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khỏang d=2f.
a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho.
b. Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h’ của ảnh theo h và tính khỏang cách d’ từ ảnh đến thấu kính theo d.

Đáp án:
a. Dùng hai trong ba tia sáng đã học để dựng ảnh (hình 43.8)
b. h’ = h và d’ = d = 2f.















II. Các tác dụng của ánh sáng:
1. Tác dụng nhiệt: Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng của ánh sáng đã biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.
2. Tác dụng sinh học của ánh sáng: Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
3. Tác dụng quang điện của ánh sáng: Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện
VD: Bố mẹ thường khuyên con thỉnh thoảng ra ngoài nắng cho cơ thể cứng cáp. Bố mẹ nói
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường Thcs Thanh Tân
Dung lượng: 1,13MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)