De cuong + bo de thi hoc ki 1 NV9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền |
Ngày 12/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: De cuong + bo de thi hoc ki 1 NV9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC KỲ I
ĐỀ 1 :
Câu 1: Chép thuộc lòng 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) và cho biết nội dung của 2 khổ thơ ấy? (1,5đ) Câu 2: Trình bày ý nghĩa văn bản Làng (Kim Lân)? (1đ) Câu 3: (1,5đ) Cho hai câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ” (Viếng lăng Bác, Viễn Phương) a/Từ ”mặt trời” trong hai câu thơ trên, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào? b/Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không ? Vì sao? Câu 4: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với người thân. (6đ) */ HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (1,5đ) -2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: (1đ) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lướt ta, đoàn cá ơi !
* Nội dung của 2 khổ (0,5 đ)
Cảnh hoàng hôn trên biển rất đẹp và đoàn thuyền ra khơi trong khí thế lạc quan, vui vẻ
Câu 2 : Ý nghĩa văn bản Làng – Kim Lân ( 1 đ)
Đoạn trích thể hiện tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến sâu sắc của ông Hai – tiêu biểu cho người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 3 : (1,5 đ)
a/ Từ “ Mặt trời” (1) được dùng theo nghĩa gốc. (0,5 đ)
Từ “ Mặt trời” (2) được dùng theo nghĩa chuyển. Chuyển theo phương thức ẩn dụ.(0,5 đ)
b/ Đây không phải là hiện tượng phát sinh từ nhiều nghĩa. Vì sự chuyển nghĩa này chỉ có tính chất lâm thời (0,5 đ)
Câu 4 ( 6 đ):
* Yêu cầu chung :
- Bài viết mạch lạc bố cục 3 phần, có cảm xúc.
- Bài viết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm ( có thể có đối thoại)
* Dàn ý :
a/ MB :
Giới thiệu được câu chuyện có lỗi với người thân.
b/ TB :
Kể diễn biến câu chuyện : Trình tự, thời gian, ở đâu ?
+ Tình huống dẫn đến câu chuyện có lỗi với người thân.
+ Thái độ của em đối với sự việc đó. Tại sao em cho là có lỗi với người thân?
+ Cách cư xử của em trước sự việc đó ?
Kết quả sự việc
Nêu suy nghĩ của bản thân. Đối với người thân, đối với gia đình…
c/ KB : (0,5 đ)
Nêu cảm nghĩ của em và bài học rút ra từ việ có lỗi với người thân.
Câu 1. (1 điểm)
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
Câu 2. (1điểm)
Chép bốn câu thơ liên tiếp trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)?
Câu 3. (2 điểm)
Có mấy phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ ngữ? Cho biết nghĩa của từ “đầu” trong hai câu sau được chuyển nghĩa theo phương thức nào:
a. Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết.
b. Đầu máy bay; đầu tủ.
Câu 4. (6 điểm)
Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (từ đấu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”). Hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1. (1 điểm)
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Câu 2. (1 điểm)
Chép chính xác bốn câu thơ liên tiếp trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền
Dung lượng: 131,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)