ĐỀ CƯƠNG ÂM HỌC

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Vinh | Ngày 14/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÂM HỌC thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
BÀI 10: NGUỒN ÂM
A.MỤC TIÊU BÀI
Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
1.Kiến thức:
Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.
2.Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm.
3.Thái độ:
Giúp học sinh yêu thích môn học hơn.
B.CHUẨN BỊ
- Mỗi nhóm: 1 sợi dây cao su mảnh, 1 dùi trống và trống, 1 âm thoa và búa cao su, 1 tờ giấy và mẫu lá chuối.
- Cả lớp: 1 cốc không và 1 cốc có nước.
C.PHƯƠNG PHÁP: Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan và phân tích
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập (5phút)

GV: Cho HS đọc phần mở bài sách giáo khoa.
HS: Đọc phần mở bài SGK và nêu vấn đề nghiên cứu.
ĐVĐ: Chúng ta sống trong thế giới âm thanh (gọi tắt là âm). Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào? → Bài mới.



HOẠT ĐỘNG 2: Nhận biết nguồn âm (10phút)

GV:
-Yêu cầu HS đọc câu hỏi và trả lời câu C1.
-Cho HS lấy một số ví dụ về nguồn âm và trả lời câu C2.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
I.Nhận biết nguồn âm:
C1: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
C2: Kể tên nguồn âm: Dây đàn, dây cao su, cốc thủy tinh, nói, khóc …

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm (15phút)

-GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm hình
10.1 sách giáo khoa.
//
Hình 10.1 Hình 10.2
Vị trí cân bằng của dây cao su là gì?
-HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
-GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm với câu hỏi C4 hình 10.2 (SGK)
Phải kiểm tra như thế nào để biết thành cốc thủy tinh có rung động không?
-GV:Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 10.3 . / Hình 10.3
Dùng búa gõ vào 1 nhánh của âm thoa, lắng nghe, quan sát, trả lời câu hỏi C5.
-GV:Yêu cầu học sinh các nhóm đưa ra
phương án kiểm tra của nhóm.
-HS: Thực hiện nội dung của câu hỏi.
-GV:Thông qua các thí nghiệm khi vật phát ra âm thì các vật đó sẽ như thế nào?







Tích hợp giáo dục môi :
Để bảo vệ giọng nói của người, ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá.
II.Các nguồn âm có chung đặc điểmgì? Thí nghiệm







- C3: Quan sát được dây cao su rung động, nghe được nguồn âm






- C4: Cốc thủy tinh phát ra âm.
Thành cốc thủy tinh rung động.
Các phương án kiểm tra:
+ Phương án 1: Sờ nhẹ tay vào 1 nhánh của âm thoa thấy nhánh âm thoa dao động.
+ Phương án 2: Đặt quả bóng cạnh 1 nhánh của âm thoa, quả bóng bị nẩy ra.
+ Phương án 3: Buộc một que tăm vào 1 nhánh âm thoa, gõ nhẹ, đặt một đầu của tăm xuống nước -> mặt nước dao động.



C5: Âm thoa có dao động .Có thể kiểm tra bằng cách:
+Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm.
+Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa.
+Dùng một tờ giấy đặt nổi trong một chậu nước.Khi âm thoa phát âm, ta chạm một nhánh của âm thoa vào gần mép tờ giấy thì thấy nước bắn tóe bên mép tờ giấy.
Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động.


HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ( 10phút )

GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6.
Gọi một số học sinh trả lời C7 rồi học sinh khác nhận xét.
Yêu cầu học sinh tìm phương án kiểm tra sự dao động của cột khí.
HS: thực hiện các yêu cầu của GV, bổ sung và hoàn chỉnh.
III.Vận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Vinh
Dung lượng: 234,17KB| Lượt tài: 12
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)