đề cương

Chia sẻ bởi Hinamori Amu | Ngày 17/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: đề cương thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

1. Ta nhìn thấy một vật khi.
A. Ta mở mắt hướng về phía vật.
B. Có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
C. Mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
D. Vật được chiếu sáng.

2. Vật nào sau đây là nguồn sáng?
A. Mặt Trời.
B. Mặt Trăng.
C. Tờ giấy trắng chói lọi ngoài sân trường
D. Đèn pin đang tắc để trên bàn

3. Vật nào sau đây là vật sáng?
A. Ngọn nếm đang cháy
B. Bóng đèn dây tóc đang sáng
C. Con đon đón đang đi trong đêm tối
D. Vỏ chai sáng trói dưới trời nắng

4. Ta đã biết vật màu đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn? Vì sao?
Đáp án:
Vì ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó phân biệt được miếng bìa đen với các vật xung quanh.

5. Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?
Đáp án:
Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

6. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo:
A. Đường cong B. Đường gấp khúc
C. Đường tròn D. Đường thẳng

7. Đường nào sau đây biểu diễn đường truyền của ánh sáng trong không khí?



8. Chùm sáng song song là chùm sáng:
A. Giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng
B. Giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng
C. Loe rộng ra trên đường truyền của chúng
D. không giao nhau trên đường truyền của chúng

9. Chùm sáng hội tụ là chùm sáng:
A. Giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng
B. Giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng
C. Loe rộng ra trên đường truyền của chúng
D. không giao nhau trên đường truyền của chúng

10. Chùm sáng phân kì là chùm sáng:
A. Giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng
B. Giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng
C. Loe rộng ra trên đường truyền của chúng
D. không giao nhau trên đường truyền của chúng

11. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nhật thực?
A. Ban đêm, khi mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.
B. Ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất nơi ta đứng
C. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng
D. Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng

12. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tời Trái Đất.
D. Khi Mặt Trăng bị mây che khuất không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tời Trái Đất

13. Trong giờ tập thể dục làm thế nào để biết lớp mình đã xếp thẳng hàng?
Đáp án:
Để biết lớp mình đã xếp hàng thẳng, thì lớp trưởng đứng trước nhìn người đầu hàng sẽ thấy người này che khuất tất cả những người khác trong hàng.

14. Ban đêm dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc được sách. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
Đáp án:
- Khi dùng quyển vở che kín đèn dây tóc đang sáng, bàn nằm trong vùng bóng tối sau quyển vở, không nhận được ánh sánh từ đèn truyền tới nữa nên ta không thể đọc được sách.
- Dùng quyển vở không che kín được đèn ống, bàn nằm trong vùng bóng nửa tối của quyển vở, nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách.

15. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là?
A.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hinamori Amu
Dung lượng: 162,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)