đề cương

Chia sẻ bởi Hồ Tấn Phương | Ngày 14/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: đề cương thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8
NĂM HỌC: 2010 – 2011

Câu 1: Nêu công thức tính vận tốc trung bình của một vật chuyển động. Nêu rõ tên và đơn vị của từng đại lượng có mặt trong công thức.

Đáp án: Công thức:  , trong đó: vTB : Vận tốc trung bình (km/h hoặc m/s)
s: Quãng đường đi được (km hoặc m)
t: Thời gian để đi hết quãng đường đó (h hoặc s)

Câu 2: Kỉ lục thế giới về chạy 100m do VĐV người Mỹ đạt được là 9,78 giây.
a) Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều?
b) Tính vận tốc trung bình của vận động viên này.

Đáp án:
a) Chuyển động không đều;
b) 

Bài 3: Một đoàn tàu chạy trong 10 giờ. Trong 4 giờ đầu tàu chạy với vận tốc trung bình bằng 60km/h; trong 6 giờ sau đầu tàu chạy với vận tốc trung bình bằng 50km/h .Tìm vận tốc trung bình của đoàn tàu trong suốt thời gian chuyền động trên.

Đáp án 1: Quãng đường đoàn tàu chạy trong 4 giờ: s1 = v1.t1 = 60.4 = 240 (km)
Quãng đường đoàn tàu chạy trong 6giờ: s2 = v2.t2 = 50.6 = 300 (km)
Tổng quãng đường đoàn tàu chạy: s = s1+ s2 = 540 (km)
Vtb= 54 (km/h)

Câu 4: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi quãng đường và trên cả quãng đường.

Đáp án:


Câu 5: Nêu công thức tính áp suất chất rắn. Nêu rõ tên và đơn vị của từng đại lượng có mặt trong công thức.

Đáp án:  ,Trong đó: p là áp suất (đơn vị N/m2 hoặc Pa)
F: Áp lực (N)
S: Diện tích mặt bị ép (m2)

Câu 6: Một vật tác dụng lên mặt sàn một áp suất 17 000 N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó.

Đáp án:
- Trọng lượng của người đó: P = p.S = 17 000.0,03 = 510 (N)
- Khối lượng của người ấy: m = =51 (kg)

Câu 7: a) Để tăng áp suất ta phải làm gì?
b) Hãy chỉ ra cách làm tăng áp suất khi sử dụng dao trong gia đình em.

Đáp án:
Để tăng áp suất ta phải tăng áp lực hoặc giảm diện tích bị ép (hoặc cùng lúc cả hai).
Để tăng áp suất của dao ta cần tăng áp lực hoặc là mài mỏng lưỡi dao.

Bài 8: Một người có khối lượng 60 kg, diện tích của cả 2 bàn chân là 6dm2. Tính áp suất của người này lên trên mặt đất.Theo em, người đó phải làm gì để áp suất nói trên được tăng lên gấp đôi.

Đáp án
P = 10m = 60.10 = 600(N) ; S = 6 (dm2) = 6.10-2 (m2) ; P = 
Để áp suất trên tăng gấp đôi, người đó có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:
+ Mang thêm một vật nặng có khối lượng 60kg (tăng áp lực lên 2 lần )
+ Đứng bằng một chân (giảm diện tích mặt bị ép đi 2 lần)

Câu 9: Nêu công thức tính áp suất chất lỏng. Nêu rõ tên và đơn vị của từng đại lượng có mặt trong công thức.

Đáp án: CT: p = d.h , trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng ( Pa)
d: Là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h: Là chiều cao của cột chất lỏng (m)

Câu 10: Tại sao khi lặn xuống biển, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu áp suất lớn?

Đáp án: Vì khi lặn sâu xuống biển thì áp suất chất lỏng gây nên đến hàng nghìn N/m2, người thợ lặn không mặc bộ đồ lặn chịu áp suất lớn thì không thể chịu nổi áp suất này.

Câu 11: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nưới lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0,4m (biết trọng lượng riêng của nước là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Tấn Phương
Dung lượng: 26,08KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)