De.chungksasna
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thủy |
Ngày 12/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: de.chungksasna thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÂN TÍCH BÀI THƠ "MÙA XUÂN NHO NHỎ" CỦA THANH HẢI
Bài làm
Mùa xuân là đề tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về muà xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền Sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính chất triết lý sâu sắc:
"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai"
(Mãn Giác Thiền Sư)
Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu"
(Chế Lan Viên)
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu, tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều tình cảm rạo rực, tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của Thanh Hải là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đa được thể hiện rõ nét trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.
Người xưa có câu :"Thi trung hữu họa". Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã phác họã nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp.
"Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
"Dòng sông xanh" gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ. Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh một bông hoa tím biếc. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, muà xuân của Thanh Hải mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây làmột hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhắc hình ảnh những nư` sinh xứ Huế trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng, thướt tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa động từ mọc lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh xuân của Thanh Hải không chỉ có hình ảnh, mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nga của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán "ơi", "hót chi" đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kỳ của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng được ngắm nhìn muà xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn?
Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của muà xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:
" Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng"
"Giọt long lanh" là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm? Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một cách sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồnï nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim chiền chiện ngân vang khắp đất trời; nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế .
Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"
Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến đấu bảo vệ tổ quốc va sản xuấtø làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai người chiến sĩ : "người cầm súng" và người nông dân: "người ra đồng". Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh "lộc
Bài làm
Mùa xuân là đề tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về muà xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền Sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính chất triết lý sâu sắc:
"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai"
(Mãn Giác Thiền Sư)
Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu"
(Chế Lan Viên)
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu, tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều tình cảm rạo rực, tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của Thanh Hải là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đa được thể hiện rõ nét trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.
Người xưa có câu :"Thi trung hữu họa". Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã phác họã nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp.
"Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
"Dòng sông xanh" gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ. Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh một bông hoa tím biếc. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, muà xuân của Thanh Hải mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây làmột hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhắc hình ảnh những nư` sinh xứ Huế trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng, thướt tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa động từ mọc lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh xuân của Thanh Hải không chỉ có hình ảnh, mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nga của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán "ơi", "hót chi" đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kỳ của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng được ngắm nhìn muà xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn?
Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của muà xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:
" Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng"
"Giọt long lanh" là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm? Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một cách sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồnï nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim chiền chiện ngân vang khắp đất trời; nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế .
Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"
Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến đấu bảo vệ tổ quốc va sản xuấtø làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai người chiến sĩ : "người cầm súng" và người nông dân: "người ra đồng". Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh "lộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thủy
Dung lượng: 42,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)