De 2-TV5
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hiền |
Ngày 09/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: De 2-TV5 thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
Phòng giáo dục và đào tạo
huyện Cẩm Thủy-2
đề thi giao lu học sinh giỏi lớp 5
Môn : Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1 (5 điểm)
Trong các từ sau có từ nào không thuộc nhóm ? Nếu có, hãy chỉ ra và giải thích tại sao.
a) nhân viên, bệnh nhân, thương nhân, nhân kiệt, nhân chứng, nhân loại, nhân sĩ, nhân trung
b) nhân nghĩa, nhân hòa, nhân đạo, nhân hậu.
Câu 2 (3 điểm)
Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió.
Câu 3 (2 điểm)
Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ được dùng trong phép liên kết đó.
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đợn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Câu 4 (4 điểm)
Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Em thấy hình ảnh trăng trong cách nhìn của mỗi người như thế nào?
Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
Ông bảo: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn : như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
Câu 5 (15 điểm)
Em đã đọc những câu chuyện cổ tích và bắt gặp nhiều nhân vật: nàng Bạch Tuyết xinh đẹp, anh Khoai chăm chỉ, ông Bụt hiền lành,… Em hãy tả lại một nhân vật trong truyện cổ tích đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt- 2-Cẩm Thủy
Câu 1 (5 điểm)
a) từ không thuộc nhóm từ đã cho là nhân trung (chỉ phần lõm từ dưới mũi xuống đến giữa môi trên) . Vì nhân trung có tiếng nhân không có nghĩa là "người ". Các từ còn lại đều có tiếng nhân có nghĩa là "người". (2,5 điểm)
b) từ không thuộc nhóm từ đã cho là nhân hòa (sự hòa thuận, đoàn kết nhất trí giữa mọi người). Vì nhân hòa tiếng nhân không có nghĩa là "lòng thương người". Các từ còn lại đều có tiếng nhân có nghĩa là "lòng thương người" (2,5 điểm)
- Ở mỗi ý, chỉ ra được từ lạc cho 1,5 điểm; giải thích đúng cho 1 điểm.
Câu 2: (3 điểm)
Nước hoa / chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, / làm sao bằng được mùi rơm rạ
TN VN1 VN2
trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen
trong gió.
- Xác định đúng mỗi thành phần cho 1 điểm.
Câu 3 (2 điểm)
Cách liên kết
Từ ngữ liên kết
Thay thế từ ngữ
anh ta thay cho một người
Lặp từ ngữ
những câu đơn giản
- Chỉ ra được mỗi cách liên kết được 0.5 điểm
- Chỉ ra được các từ ngữ được dùng trong mỗi phép liên kết trên , được 0,5 điểm
Câu 4( 4 điểm)
HS nêu được một số ý cơ bản sau:
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh (1 điểm)
- Khi thì dùng từ so sánh (như, tựa); khi thì dùng dấu hai chấm (1 điểm)
- Qua cách so sánh trên , hình ảnh trăng hiện lên thật sinh động . Ở mỗi cách nhìn, trăng lại mang một vẻ đẹp khác nhau: với mẹ, trăng là lưỡi liềm (vẻ đẹp của sự lao động) ; với ông, trăng là con thuyền (vẻ đẹp của sự thảnh thơi); với bà, trăng là hạt cau phơi (gần gũi và thân thiết) ; với cháu, trăng là quả chuối vàng (ngộ nghĩnh, có màu sắc tươi tắn); với bố, trăng là cánh võng chập chờn (có sự hoạt động). Mỗi người khi nhìn trăng đều liên tưởng đến hình ảnh một sự vật gần gũi với mình. (2 điểm)
Câu 5 (15 điểm)
* yêu cầu chung:
- HS viết đúng thể loại văn tả người- tả một nhân vật trong truyện cổ tích
- Về bố cục: đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Nội dung miêu tả nổi bật hình ảnh một nhân vật với những nét tiêu biểu về hình dáng
huyện Cẩm Thủy-2
đề thi giao lu học sinh giỏi lớp 5
Môn : Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1 (5 điểm)
Trong các từ sau có từ nào không thuộc nhóm ? Nếu có, hãy chỉ ra và giải thích tại sao.
a) nhân viên, bệnh nhân, thương nhân, nhân kiệt, nhân chứng, nhân loại, nhân sĩ, nhân trung
b) nhân nghĩa, nhân hòa, nhân đạo, nhân hậu.
Câu 2 (3 điểm)
Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió.
Câu 3 (2 điểm)
Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ được dùng trong phép liên kết đó.
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đợn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Câu 4 (4 điểm)
Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Em thấy hình ảnh trăng trong cách nhìn của mỗi người như thế nào?
Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
Ông bảo: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn : như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
Câu 5 (15 điểm)
Em đã đọc những câu chuyện cổ tích và bắt gặp nhiều nhân vật: nàng Bạch Tuyết xinh đẹp, anh Khoai chăm chỉ, ông Bụt hiền lành,… Em hãy tả lại một nhân vật trong truyện cổ tích đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt- 2-Cẩm Thủy
Câu 1 (5 điểm)
a) từ không thuộc nhóm từ đã cho là nhân trung (chỉ phần lõm từ dưới mũi xuống đến giữa môi trên) . Vì nhân trung có tiếng nhân không có nghĩa là "người ". Các từ còn lại đều có tiếng nhân có nghĩa là "người". (2,5 điểm)
b) từ không thuộc nhóm từ đã cho là nhân hòa (sự hòa thuận, đoàn kết nhất trí giữa mọi người). Vì nhân hòa tiếng nhân không có nghĩa là "lòng thương người". Các từ còn lại đều có tiếng nhân có nghĩa là "lòng thương người" (2,5 điểm)
- Ở mỗi ý, chỉ ra được từ lạc cho 1,5 điểm; giải thích đúng cho 1 điểm.
Câu 2: (3 điểm)
Nước hoa / chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, / làm sao bằng được mùi rơm rạ
TN VN1 VN2
trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen
trong gió.
- Xác định đúng mỗi thành phần cho 1 điểm.
Câu 3 (2 điểm)
Cách liên kết
Từ ngữ liên kết
Thay thế từ ngữ
anh ta thay cho một người
Lặp từ ngữ
những câu đơn giản
- Chỉ ra được mỗi cách liên kết được 0.5 điểm
- Chỉ ra được các từ ngữ được dùng trong mỗi phép liên kết trên , được 0,5 điểm
Câu 4( 4 điểm)
HS nêu được một số ý cơ bản sau:
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh (1 điểm)
- Khi thì dùng từ so sánh (như, tựa); khi thì dùng dấu hai chấm (1 điểm)
- Qua cách so sánh trên , hình ảnh trăng hiện lên thật sinh động . Ở mỗi cách nhìn, trăng lại mang một vẻ đẹp khác nhau: với mẹ, trăng là lưỡi liềm (vẻ đẹp của sự lao động) ; với ông, trăng là con thuyền (vẻ đẹp của sự thảnh thơi); với bà, trăng là hạt cau phơi (gần gũi và thân thiết) ; với cháu, trăng là quả chuối vàng (ngộ nghĩnh, có màu sắc tươi tắn); với bố, trăng là cánh võng chập chờn (có sự hoạt động). Mỗi người khi nhìn trăng đều liên tưởng đến hình ảnh một sự vật gần gũi với mình. (2 điểm)
Câu 5 (15 điểm)
* yêu cầu chung:
- HS viết đúng thể loại văn tả người- tả một nhân vật trong truyện cổ tích
- Về bố cục: đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Nội dung miêu tả nổi bật hình ảnh một nhân vật với những nét tiêu biểu về hình dáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiền
Dung lượng: 39,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)