Đề 2 kiểm tra Văn tiết 113

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Tuyến | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề 2 kiểm tra Văn tiết 113 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

HỌvà TÊN HS........................................... KIỂM TRA MÔN VĂN LỚP 8 Đề 2
LỚP ............. Thời gian 45 phút (Không kể phát đề) (08-09)

ĐIỂM
 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN





I . PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu . (mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1. Nên hiểu như thế nào về “lối học hình thức” mà tác giả phê phán trong bài “Bàn luận về phép học” (Nguyễn Thiếp):
Chỉ chú ý đến hình thức, không chú ý đến nội dung tác phẩm.
Học theo “lối học hình thức” nghĩa là chỉ chú trọng học thuộc lòng câu chữ mà không quan tâm đến nội dung, học cốt để cầu danh lợi, để tiến thân, không cần biết đến thực chất.
Đây là hệ quả tất yếu của cung cách thi cử ngày xưa.
Đây là lối học của kể mưu cầu danh lợi.
Câu 2. Khi viết bài thơ “Ngắm trăng”, Bác đang ở trong tù, vậy mà trong bài thơ Người không hề bận tâm đến những nỗi khổ thường thấy ở một nhà tù. Có thể giải thích điều đó như thế nào?
A. Bản lĩnh của một người chiến sĩ cách mạng đã giúp người quên đi điều đó.
B. Tình yêu thiên nhiên đã thắng những lo toan vật chất .
C. Bản lĩnh kiên cường của một người chiến sĩ , tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của một thi nhân, hai yếu tố ấy đã làm nên một cuộc “vượt ngục về tinh thần” độc đáo: thân thể vẫn “ở trong lao” nhưng tinh thần đã “ở ngoài lao”.
D. Người chưa bao giờ bận tâm vì những nỗi khổ của người tù.
Câu 3. Nên hiểu thế nào về chữ “sang” trong câu thơ cuối của bái “Tức cảnh Pác Bó”
A. Cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng thật giàu có, sung túc với “cháo bẹ, rau măng, bàn đá ..”
B. “Sang được dùng với nghĩa sang trọng, ý Bác muốn so sánh với cuộc sống trước đây, khi phải bôn ba khắp nơi, phải chịu nhiều vất vả cực nhọc.
C. Muốn hiểu nghĩa chữ “sang” phải đặt trong toàn cảnh bài thơ. Con đường cách mạng dẫu lắm chông gai nhưng cuộc sống giữa quê hương, trong sự đùm bọc, che chở của đồng bào, thức ăn toàn là những sản vật của rừng núi, chỗ ở là hang núi ấm áp, lkại thêm dòng suối róc rách ngày đêm, bàn làm việc cũng là của thiên nhiên ban tặng...Hiểu như vậy, cuộc đời cách mạng đúng là rất “sang”, ngay cả với nghĩa đen của từ này.
D. Đây chỉ là một cách nói vuinhăm giúp người cách mạng vượt qua khó khăn , gian khổ.
Câu 4. Có biện pháp nghệ thuật chung nào giữa hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Ông đồ” đã được hai tác giả sử dụng triệt để và đều rất thành công để khắc sâu cảm hứng lãng mạn về nhân vật trữ tình?
A. Tưởng tượng và phóng đại (thậm xưng)
B. Nhân hóa và so sánh .
C. Đối lập – Tương phản .
D. Hình ảnh tạo hình .
Câu 5. Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) được tạo nên từ những điểm nào?
Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng.
Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú , giàu sức biểu cảm, thể hiện “đắt” ý thơ.
Giọng thơ khi thì u uất, bực dọc, dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiết, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và đều tràn đầy cảm xúc.
Tất cả đều đúng.
Câu 6. Thực trạng chế độ lính tình nguyện trong văn bản “ Thuế máu” là gì ?
A. Là dã tâm lợi dụng xương máu của chính quyền thực dân trong cuộc chiến tranh thế giới phục vụ cho quyền lợi của chúng.
B. Là cơ hội làm giàu của bọn quan chức trên tính mệnh người bản xứ.
C. Là thủ đoạn lường gạt tàn nhẫn của chính quyền thực dân đối với người bản xứ.
D. Tất cả đều đúng.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Câu 1. Hãy chép lại đoạn văn trong bài “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi ( từ đầu đến… “… đời nào cũng có”. Cho biết nghệ thuật gì được sử dụng nổi bật nhất trong đoạn văn này? (3 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2. Hãy nêu lên những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản “Chiếu dời đô”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Tuyến
Dung lượng: 54,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)