Đề 2 & đáp án NV 9 CK2

Chia sẻ bởi Thân Thị Hoàng Oanh | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Đề 2 & đáp án NV 9 CK2 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài 90 phút


Câu 1 (1,0 điểm)

Trong giao tiếp, để sử dụng hàm ý, cần có những điều kiện nào?

Câu 2 (2,0 điểm)

a. Nêu tên các thành phần biệt lập đã học.
b. Xác định và cho biết tên thành phần biệt lập trong các câu văn sau:

b1) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b2) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Câu 3 (2,0 điểm)

Trong bài thơ Nói với con của Y Phương, người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của “người đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?

Câu 4 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.




---------- HẾT ---------








KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.

II. Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN
ĐIỂM

Câu 1
Trong giao tiếp, để sử dụng hàm ý, cần có những điều kiện nào?
1.00


Điều kiện để sử dụng hàm ý:
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

0.50
0.50

Câu 2
a. Nêu tên các thành phần biệt lập đã học.
b. Xác định và cho biết tên thành phần biệt lập trong các câu văn sau:
2.00


a. Nêu đủ, đúng tên các thành phần biệt lập: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú.
1.00


b. Xác định và nêu đúng tên thành phần biệt lập:
b1) Thành phần cảm thán: Chao ôi
b2) Thành phần phụ chú: và cũng là đứa con duy nhất của anh
1.00


* Câu a: Nêu đúng tên mỗi thành phần biệt lập cho 0,25 điểm.
Câu b: HS có thể xác định thành phần biệt lập bằng cách gạch chân hoặc ghi ra. Xác định đúng mỗi thành phần biệt lập cho 0,25 điểm; nêu đúng tên mỗi thành phần biệt lập cho 0,25 điểm.


Câu 3
Trong bài thơ Nói với con của Y Phương, người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của “người đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?
2.00


- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”:
+ “Người đồng mình” sống vất vả mà mạnh khỏe, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo.
+ “Người đồng mình” mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin (họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương).
1.00


- Lời nhắc nhở của người cha:
+ Mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
+ Mong muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, cần tự tin mà vững bước trên đường đời.
1.00


* HS có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Hoàng Oanh
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)