Đề 15 Phút HK II

Chia sẻ bởi Lê Thị Quỳnh Như | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đề 15 Phút HK II thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Bài 18
Đề bài:
1. Hãy trình bày đặc điểm hình thức, chức năng chính của câu nghi vấn. Đặt một câu nghi vấn và chỉ ra đặc điểm hình thức của câu nghi vấn đó.
2. Hãy kể các từ ngữ nghi vấn thường được sử dụng. Đặt 05 câu nghi vấn có sử dụng các từ ngữ nghi vấn trên.
Đáp án:
1.* Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn:
- Có các từ ngữ nghi vấn ai, gì , nào, sao ,tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à ừ, hả, hử, chứ, không…hoặc có từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn.
- Khi viết câu nghi vấn thường kết thúc bằng dâu chấm hỏi.
* Chức năng chính: dùng để hỏi.
- HS tự đặt câu
2
* Các từ ngữ nghi vấn thường được sử dụng: ai, gì , nào, sao ,tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à ừ, hả, hử, chứ, không
- HS tự đặt năm câu theo yêu cầu.
……………………………………………………………..

Bài 19
Đề bài:
1.Chép lại theo trí nhớ đoạn thơ tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh . Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ trên?
2.Cảm nhận về hai câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
(Quê hương Tế Hanh)
Đáp án:
1. HS chép đúng đoạn thoiư từ Khi trời trong...đến thâu góp gió.
NX:
- Bức tranh thiên nhiên tươi sáng: Bầu trời cao rộng, trong trẻo, khoáng đạt, nhuốm nắng hồng của bình minh.
- Bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống: hình ảnh con thuyền và người dân làng chài ra khơi thật dũng mãnh, toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
2. -Hai câu thơ tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
- Nghệ thuật so sánh: so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.
- > Tác dụng: Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Đó là biểu tượng, là nơi kết tinh linh hồn của làng chài. Nhà thơ như vẽ ra chính xác cái hình của một thứ vô hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. cách miêu tả ấy đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao.
………………………………………………….

Bài 20
Đề bài:
1. Thế nào là văn bản thuyết minh. Kể tên những kiểu văn bản thuyết minh đã học.
2. Lập dàn bài văn thuyết minh cho đề sau: Giới thiệu về chiếc bánh chưng ngày tết.

Đáp án:
1. - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp những tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, cấu tạo, nguyên nhân, quan hệ… của sự vật, hiện tượng trong đời sống, XH.
- Những kiểu văn bản thuyết minh đã học: TM về một sự vật, hiện tượng; TM về một danh lam thắng cảnh; TM về một thể loại văn học; TM về một phương pháp, cách làm…
2. Lập dàn bài
- MB: giới thiệu chung về tầm quan trọng của bánh chưng trong đời sống của người dân VN
- TB: lần lượt tìm ý giới thiệu về các mặt: nguồn gốc, ý nghĩa, cấu tạo, cách sưe dụng và bảo quản.
- KB: Khái quát chung về chiếc bánh chưng, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

……………………………………………………………..

Bài 21
Đề bài:
1.Chép lại theo trí nhớ bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. Kể tên những bài thơ của Bác viết về trăng mà em biết.
2. Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh).
Đáp án:
1- HS chép lại chính xác như trong SGK
- Một số bài thơ của Bác viết về trăng : Nguyên tiêu, Trung thu, Đêm thu, Cảnh khuya, Tin thắng trận.
2. - Nghệ thuật nhân hoá : trăng cũng biết khán thi gia. Nghệ thuật đối xứng
=> Đây là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng để tìm đến vầng trăng tri kỉ. Trong hai câu thơ này, cả trăng và người đều vượt qua song sắt nhà tù tìm đến với nhau để giao hoà, ngắm nhau say đắm. Cấu trúc đối làm nổi bật tình cảm song phương mãnh liệt của cả người và trăng.
- Hai câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Quỳnh Như
Dung lượng: 35,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)