De (11).
Chia sẻ bởi Dương Trọng Thu |
Ngày 12/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: De (11). thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2007 – 2008
Môn : NGỮ VĂN Lớp : 9
Thời gian : 90 phút ( không tính thời gian phát đề )
-----((((-----
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 3 điểm )
Câu 1: Dòng nào đúng khi nói về ý nghĩa của hình ảnh “con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến” trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải?
A. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
B. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
C. Là những gì đẹp nhất của đất nước.
D. Là mong muốn khiêm nhường, khiêm tốn của nhà thơ.
Câu 2: Bài thơ “Viếng lăng Bác” có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự và biểu cảm.
B. Tự sự và miêu tả.
C. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
D. Miêu tả, nghị luận và biểu cảm.
Câu 3: Dòng nào nêu được nội dung của bài thơ “Mây và sóng”?
A. Miêu tả những trò chơi của trẻ con.
B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên với tâm hồn trẻ thơ.
C. Ca ngợi sự sáng tạo của em bé.
D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Câu 4: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện “Bến quê”?
A. Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật.
B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế.
C. Trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
D. Xây dựng nhiều hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
Câu 5: Tâm lí của Phương Định được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, từng ý nghĩ ở chi tiết nào?
A. Lúc Phương Định hát.
B. Lúc Phương Định phá bom.
C. Lúc Phương Định thấy cơn mưa đá.
D. Lúc nhớ lại những kỉ niệm thời học sinh.
Câu 6: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm nghĩa tường minh:
Nghĩa tường minh là
Câu 7: Từ ngữ in đậm trong các câu sau là thành phần gì của câu? (Trả lời bằng cách điền vào chỗ trống cuối mỗi câu).
A. Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá.
B. Thư ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Câu 8: Đoạn văn “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý.” đã sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép lặp từ ngữ.
B. Phép thế.
C. Phép nối.
D. Phép đồng nghĩa.
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 điểm )
Niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính của đứa con miền Nam lần đầu tiên được viếng Bác trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN : NGỮ VĂN 9
---0O0---
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm )
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: Nghĩa tường minh là thành phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Câu 7: A: Khởi ngữ; B: Thành phần gọi đáp (HS cũng có thể xác định là thành phần biệt lập).
Câu 8: C.
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 điểm )
A. Yêu cầu chung:
Về kiến thức:
- Xác định được đây là dạng đề nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận về một bài thơ.
- Nội dung: Niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính của Viễn Phương, đứa con miền Nam lần đầu tiên được viếng Bác.
Về kĩ năng:
- Biết làm bài nghị luận về tác phẩm thơ. Có kĩ năng cảm thụ và phân tích tốt, kết hợp hài hòa giữa nêu nhận định, ý kiến (luận điểm khái quát) và sự phân tích cụ thể; biết chọn lọc những hình ảnh, ngôn từ, phân tích các yếu tố ấy để có nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng về bài Viếng lăng Bác. Bài viết có dẫn chứng thơ, tránh viết chung chung.
- Bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, trong sáng; không mắc những lỗi thông thường về ngữ pháp, dùng từ, chính tả.
B. Yêu cầu cụ thể:
Các em cần thể hiện được một số ý chính sau:
Khái quát mạch cảm xúc của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Trọng Thu
Dung lượng: 44,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)