ĐỀ 1+ĐÁP ÁN KIỂM TRA KÌ I LÝ 8 (2014-2015)
Chia sẻ bởi Phạm Thanh Yên |
Ngày 14/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ 1+ĐÁP ÁN KIỂM TRA KÌ I LÝ 8 (2014-2015) thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2014-2015
Môn: VẬT LÝ- Lớp 8
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: (2,0 điểm)
a/ Khi nào một vật được coi là chuyển động ?
b/ Chuyển động hay đứng yên của vật có tính chất gì ? Tại sao ?
Câu 2: (2,0 điểm)
a/ Áp lực là gì?
b/ Áp suất là gì ? Viết công thức tính áp suất, cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 3: (3,0 điểm)
a/ Khi nào có công cơ học ?
b/ Viết công thức tính công, cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 4: (1,0 điểm)
Bình thông nhau có đặc điểm gì?
Câu 5: (2,0 điểm)
Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Hãy tính :
a/ Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc ?
b/ Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang ?
c/ Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường ?
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm gồm có 01 trang)
Câu
Nội dung yêu cầu
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
a/ Một vật được coi là chuyển động khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian.
1 đ
b/ Chuyển động hay đứng yên của vật có tính chất tương đối.
0,5đ
Vì một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.
0,5đ
Câu 2
(2,0 đ)
a/ Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
0,5đ
b/ Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
0,5đ
p = F/S. Trong đó: p: áp suất (N/m2)
F: áp lực tác dụng lên mặt bị ép (N)
S: diện tích bị ép (m2)
1đ
Câu 3
(3,0 đ)
a/ Khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
1đ
a/ A = F.s Trong đó: A: công của lực F (J)
F: lực tác dụng vào vật (N)
S: quãng đường vật dịch chuyển (m)
1đ
c/ 2 ví dụ
Mỗi vd đúng 0,5đ
Câu 4
(1,0đ)
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng độ cao.
1đ
Câu 5
(2,0đ)
Tóm tắt
0,5đ
Giải:
- Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc:
vtb1 = s1/t1 = 120/30 = 4m/s
- Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang:
vtb2 = s2/t2 = 60/24 = 2,5m/s
- Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường:
vtb1 = s1 + s2 / t1 + t2 = 120 + 60 / 30 + 24 = 3,3m/s
1,5đ
Năm học: 2014-2015
Môn: VẬT LÝ- Lớp 8
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: (2,0 điểm)
a/ Khi nào một vật được coi là chuyển động ?
b/ Chuyển động hay đứng yên của vật có tính chất gì ? Tại sao ?
Câu 2: (2,0 điểm)
a/ Áp lực là gì?
b/ Áp suất là gì ? Viết công thức tính áp suất, cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 3: (3,0 điểm)
a/ Khi nào có công cơ học ?
b/ Viết công thức tính công, cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 4: (1,0 điểm)
Bình thông nhau có đặc điểm gì?
Câu 5: (2,0 điểm)
Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Hãy tính :
a/ Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc ?
b/ Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang ?
c/ Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường ?
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm gồm có 01 trang)
Câu
Nội dung yêu cầu
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
a/ Một vật được coi là chuyển động khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian.
1 đ
b/ Chuyển động hay đứng yên của vật có tính chất tương đối.
0,5đ
Vì một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.
0,5đ
Câu 2
(2,0 đ)
a/ Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
0,5đ
b/ Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
0,5đ
p = F/S. Trong đó: p: áp suất (N/m2)
F: áp lực tác dụng lên mặt bị ép (N)
S: diện tích bị ép (m2)
1đ
Câu 3
(3,0 đ)
a/ Khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
1đ
a/ A = F.s Trong đó: A: công của lực F (J)
F: lực tác dụng vào vật (N)
S: quãng đường vật dịch chuyển (m)
1đ
c/ 2 ví dụ
Mỗi vd đúng 0,5đ
Câu 4
(1,0đ)
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng độ cao.
1đ
Câu 5
(2,0đ)
Tóm tắt
0,5đ
Giải:
- Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc:
vtb1 = s1/t1 = 120/30 = 4m/s
- Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang:
vtb2 = s2/t2 = 60/24 = 2,5m/s
- Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường:
vtb1 = s1 + s2 / t1 + t2 = 120 + 60 / 30 + 24 = 3,3m/s
1,5đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thanh Yên
Dung lượng: 42,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)