DCVHCDTTSTN
Chia sẻ bởi Trần Thanh Phong |
Ngày 03/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: DCVHCDTTSTN thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
Chào mừng cô và các bạn
đến với bài thuyết trình của nhóm I
Môn:
Đại cương văn hóa các dân tộc thiểu số Tây nguyên
Thực hiện: Nhóm I
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ KHU VỰC TÂY NGUYÊN
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ KHU VỰC TÂY NGUYÊN
CHỦ ĐỀ: HÔN NHÂN
Phần I: Khái quát chung
Hôn nhân của mỗi dân tộc là khác nhau nhưng về cơ bản, đều trải qua các giai đoạn tìm hiểu nhau, được sự đồng ý của hai bên gia đình, rồi tiến hành hôn lễ để có cuộc sống hôn nhân sau này.
Nhìn chung các chàng trai và các cô gái Thượng hoàn toàn có quyền chủ động trong việc lựa chon bạn đời. Tiêu chuẩn lựa chọn chủ yếu là sức khỏe và sự khéo léo nhanh nhẹn trong lao động. Tuy vậy để tiến tới hôn nhân, họ cần được sự chấp nhận của cha mẹ hai bên và phải thỏa mãn một số điều kiện sau:
Phải đảm bảo nguyên tắc ngoại tộc hôn
Phải đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Phần II: Đặc điểm hôn nhân của một số dân tộc TSTN.
Trong hôn nhân phần quan trọng nhất là lễ cưới, nhìn chung lễ cưới của mỗi dân tộc thì khác nhau. Đầu tiên là các chàng trai và cô gái “ưng nhau”, sau đó nhà gái hoặc nhà trai dạm hỏi thách cưới, và ấn định ngày tổ chức lễ cưới.
Quà cưới thường tượng trưng cho ý nguyện cầu mong cuộc sống hai họ luôn no đủ. Trong lễ cưới, bao giờ cũng có những nghi lễ nhắc nhở việc thủy chung, gắn bó; dặn dò chú rể cô dâu về đạo vợ chồng; trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình, cha mẹ, họ hàng.
Lễ cưới của mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng.
Hôn nhân của người êđê
Trong gia đình người Êđê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế.
Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nồi dây thì người chồng phải về với chị em gái mình.
Khi chết, người đàn ông được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.
Hôn nhân của người Bana
Tục hôn nhân người Ba Na cho phép tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian theo thỏa thuận giữa hai gia đình đôi bên, sau khi sinh con đầu lòng mới dựng nhà riêng. Trẻ em luôn được yêu chiều. Dân làng không đặt trùng tên nhau. Trong trường hợp những người trùng tên gặp nhau, họ làm lễ kết nghĩa, tùy tuổi tác mà xác lập quan hệ anh-em, cha-con, mẹ-con.
Ở người Ba Na, các con được thừa kế gia tài ngang nhau. Trong gia đình mọi người sống hòa thuận bình đẳng.
Hôn nhân của người Xơ-Đăng
Trai gái lớn lên, lên 16 – 18 tuổi sẽ được cà răng. Sau khi đã cà răng theo phong tục (ngày nay ít người còn theo phong tục này), được tìm hiểu, yêu nhau. Sau khi đã tìm hiểu nhau kĩ càng, xác định tiến tới hôn nhân thì đôi bên gia đình sẽ tìm một người mối để làm lễ dạm hỏi.Lễ cưới xin đơn giản. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng ở luân chuyển với từng gia đình mỗi bên ít năm, rất ít trường hợp ở hẳn một bên.
Hôn nhân của người M’nông
Người M`Nông theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ,
Theo nếp cũ, đến tuổi trưởng thành, người M`Nông phải cà răng mới được yêu đương lấy vợ lấy chồng.
Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính là dạm hỏi, lễ đính hôn, lễ cưới. Nhưng cũng có nơi đôi vợ chồng trẻ ở phía nào là tùy thỏa thuận giữa hai gia đình.
Sau lễ cưới chàng rễ ở lại luôn bên nhà vợ. Sau vài năm làm ăn khá giả thì làm lễ rước vợ về nhà chồng.
Cô dâu trong ngày cưới
Hôn nhân người Gia Rai
Hôn lễ được tiến hành ba bước chính: Đầu tiên là lễ đính ước; tiếp theo là bước đoán duyên phận qua giấc mộng lành dữ trong đêm tân hôn; cuối cùng hôn lễ bước vào tập tục “trở lại nhà mẹ”
Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ở riêng, được chia một phần tài sản. Con cái được theo họ mẹ.
Hôn nhân người Cờ-tu
Theo tập tục Cơ Tu, khi người họ này đã lấy vợ họ kia, thì người họ kia không được lấy vợ họ này, mà phải tìm ở họ khác.
Tập tục người Cơ Tu cho phép khi chồng chết, vợ có thể lấy anh em chồng, khi vợ chết, chồng có thể lấy em hay chị vợ.
Việc kết hôn thường mang tính gả bán, và sau lễ cưới cô dâu đến ở nhà chồng.
Chế độ một vợ một chồng phổ biến, nhưng cũng có một số người khá giả lấy hai vợ.
Cảnh rước dâu của người Cờ-Tu
Cư trú sau hôn nhân
Tục lệ trong hôn nhân
Phổ biến là tục nối dây ( Chuê nuê)
Trường hợp người vợ chết trẻ, gia đình bên vợ có trách nhiệm đền bù chị gái hoặc em gái chưa lập gia đình của người vừa quá cố.
Trường hợp người chồng chết trẻ, gia đình bên chồng có trách nhiệm đền bù người anh trai hoặc em trai chưa lập gia đình của người vừa quá cố.
Kết luận chung
Nhìn chung, hôn nhân của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên mang nhiều nét đặc trưng văn hóa gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.
Trong những năm đổi mới, đời sống kinh tế – xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang dần dần tác động và thay thế nền kinh tế nương rẫy tự nhiên. Việc giao lưu văn hóa có ảnh hưởng nhất định đến lối sống, phong tục tập quán, tạo nên những biến đổi trong đời sống. Điều đó đã và đang tác động mạnh mẽ đến phong tục, các luật tục trong hôn nhân làm cho một số điều luật dần dần thay đổi. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải điều chỉnh luật tục cho phù hợp với pháp luật Nhà nước hiện hành. Việc điều chỉnh luật tục dựa trên cơ sở phong tục và truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng tộc người, đảm bảo sự bình đẳng về mọi mặt cho phụ nữ và trẻ em và phù hợp với tình hình hiện nay.
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm chúng em.
Thực hiện: Nhóm 1
đến với bài thuyết trình của nhóm I
Môn:
Đại cương văn hóa các dân tộc thiểu số Tây nguyên
Thực hiện: Nhóm I
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ KHU VỰC TÂY NGUYÊN
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ KHU VỰC TÂY NGUYÊN
CHỦ ĐỀ: HÔN NHÂN
Phần I: Khái quát chung
Hôn nhân của mỗi dân tộc là khác nhau nhưng về cơ bản, đều trải qua các giai đoạn tìm hiểu nhau, được sự đồng ý của hai bên gia đình, rồi tiến hành hôn lễ để có cuộc sống hôn nhân sau này.
Nhìn chung các chàng trai và các cô gái Thượng hoàn toàn có quyền chủ động trong việc lựa chon bạn đời. Tiêu chuẩn lựa chọn chủ yếu là sức khỏe và sự khéo léo nhanh nhẹn trong lao động. Tuy vậy để tiến tới hôn nhân, họ cần được sự chấp nhận của cha mẹ hai bên và phải thỏa mãn một số điều kiện sau:
Phải đảm bảo nguyên tắc ngoại tộc hôn
Phải đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Phần II: Đặc điểm hôn nhân của một số dân tộc TSTN.
Trong hôn nhân phần quan trọng nhất là lễ cưới, nhìn chung lễ cưới của mỗi dân tộc thì khác nhau. Đầu tiên là các chàng trai và cô gái “ưng nhau”, sau đó nhà gái hoặc nhà trai dạm hỏi thách cưới, và ấn định ngày tổ chức lễ cưới.
Quà cưới thường tượng trưng cho ý nguyện cầu mong cuộc sống hai họ luôn no đủ. Trong lễ cưới, bao giờ cũng có những nghi lễ nhắc nhở việc thủy chung, gắn bó; dặn dò chú rể cô dâu về đạo vợ chồng; trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình, cha mẹ, họ hàng.
Lễ cưới của mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng.
Hôn nhân của người êđê
Trong gia đình người Êđê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế.
Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nồi dây thì người chồng phải về với chị em gái mình.
Khi chết, người đàn ông được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.
Hôn nhân của người Bana
Tục hôn nhân người Ba Na cho phép tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian theo thỏa thuận giữa hai gia đình đôi bên, sau khi sinh con đầu lòng mới dựng nhà riêng. Trẻ em luôn được yêu chiều. Dân làng không đặt trùng tên nhau. Trong trường hợp những người trùng tên gặp nhau, họ làm lễ kết nghĩa, tùy tuổi tác mà xác lập quan hệ anh-em, cha-con, mẹ-con.
Ở người Ba Na, các con được thừa kế gia tài ngang nhau. Trong gia đình mọi người sống hòa thuận bình đẳng.
Hôn nhân của người Xơ-Đăng
Trai gái lớn lên, lên 16 – 18 tuổi sẽ được cà răng. Sau khi đã cà răng theo phong tục (ngày nay ít người còn theo phong tục này), được tìm hiểu, yêu nhau. Sau khi đã tìm hiểu nhau kĩ càng, xác định tiến tới hôn nhân thì đôi bên gia đình sẽ tìm một người mối để làm lễ dạm hỏi.Lễ cưới xin đơn giản. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng ở luân chuyển với từng gia đình mỗi bên ít năm, rất ít trường hợp ở hẳn một bên.
Hôn nhân của người M’nông
Người M`Nông theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ,
Theo nếp cũ, đến tuổi trưởng thành, người M`Nông phải cà răng mới được yêu đương lấy vợ lấy chồng.
Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính là dạm hỏi, lễ đính hôn, lễ cưới. Nhưng cũng có nơi đôi vợ chồng trẻ ở phía nào là tùy thỏa thuận giữa hai gia đình.
Sau lễ cưới chàng rễ ở lại luôn bên nhà vợ. Sau vài năm làm ăn khá giả thì làm lễ rước vợ về nhà chồng.
Cô dâu trong ngày cưới
Hôn nhân người Gia Rai
Hôn lễ được tiến hành ba bước chính: Đầu tiên là lễ đính ước; tiếp theo là bước đoán duyên phận qua giấc mộng lành dữ trong đêm tân hôn; cuối cùng hôn lễ bước vào tập tục “trở lại nhà mẹ”
Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ở riêng, được chia một phần tài sản. Con cái được theo họ mẹ.
Hôn nhân người Cờ-tu
Theo tập tục Cơ Tu, khi người họ này đã lấy vợ họ kia, thì người họ kia không được lấy vợ họ này, mà phải tìm ở họ khác.
Tập tục người Cơ Tu cho phép khi chồng chết, vợ có thể lấy anh em chồng, khi vợ chết, chồng có thể lấy em hay chị vợ.
Việc kết hôn thường mang tính gả bán, và sau lễ cưới cô dâu đến ở nhà chồng.
Chế độ một vợ một chồng phổ biến, nhưng cũng có một số người khá giả lấy hai vợ.
Cảnh rước dâu của người Cờ-Tu
Cư trú sau hôn nhân
Tục lệ trong hôn nhân
Phổ biến là tục nối dây ( Chuê nuê)
Trường hợp người vợ chết trẻ, gia đình bên vợ có trách nhiệm đền bù chị gái hoặc em gái chưa lập gia đình của người vừa quá cố.
Trường hợp người chồng chết trẻ, gia đình bên chồng có trách nhiệm đền bù người anh trai hoặc em trai chưa lập gia đình của người vừa quá cố.
Kết luận chung
Nhìn chung, hôn nhân của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên mang nhiều nét đặc trưng văn hóa gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.
Trong những năm đổi mới, đời sống kinh tế – xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang dần dần tác động và thay thế nền kinh tế nương rẫy tự nhiên. Việc giao lưu văn hóa có ảnh hưởng nhất định đến lối sống, phong tục tập quán, tạo nên những biến đổi trong đời sống. Điều đó đã và đang tác động mạnh mẽ đến phong tục, các luật tục trong hôn nhân làm cho một số điều luật dần dần thay đổi. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải điều chỉnh luật tục cho phù hợp với pháp luật Nhà nước hiện hành. Việc điều chỉnh luật tục dựa trên cơ sở phong tục và truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng tộc người, đảm bảo sự bình đẳng về mọi mặt cho phụ nữ và trẻ em và phù hợp với tình hình hiện nay.
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm chúng em.
Thực hiện: Nhóm 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thanh Phong
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)