DẠY VẬT LÝ
Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Bích |
Ngày 17/10/2018 |
85
Chia sẻ tài liệu: DẠY VẬT LÝ thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
Giúp giáo viên Vật lý sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học
Việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy môn Vật lý tại trường THCS là không thể thiếu. Muốn nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, giáo viên phải khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học.
Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học Vật lý
Việc sử dụng thiết bị dạy học Vật lý trong các nhà trường hiện nay vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại.
Vẫn có những nhân viên phụ trách phòng thiết bị chưa thực sự nắm chắc chuyên môn của mình, tuy được đào tạo nhưng chưa nắm hết các danh mục thiết bị hiện có.
Các thiết bị dạy học thường được giáo viên sử dụng đưa trang thiết bị cho học sinh tự nghiên cứu lập phương án và tiến hành thí nghiệm.
Việc sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế rất nhiều, các thao tác thực hành của giáo viên chưa chuẩn xác kết quả thí nghiệm chưa có tính khoa học nên chưa có tính giáo dục cao.
Một số giáo viên còn ngại sử dụng thiết bị dạy học, trình độ thực hành ở một số giáo viên còn hạn chế. Giáo viên dạy Vật lý một số không sử dụng đồ dùng dạy học, vì đồ dùng cồng kềnh nên còn ngại không mang lên lớp.
Một số giáo viên khi lên lớp thiếu sự chuẩn bị, khi thấy đồ dùng hư hỏng nhẹ cũng không sửa lại để phục vụ giảng dạy. Việc sử dụng thiết bị dạy học trong môn Vật lý đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài thật chu đáo cẩn thận, phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị dạy học cần thiết, phải làm trước các thí nghiệm sao cho đạt kết quả mong muốn.
Nhiều giáo viên khi lên lớp chưa sử dụng được các phương tiện hiện đại một cách thường xuyên như đèn chiếu, băng hình. Một số giáo viên chưa được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn đồ dùng dạy học hoặc chưa được học tập nghiên cứu tốt các tài liệu hướng dẫn sử dụng ĐDDH cũng như các phương tiện nghe nhìn.
Cần bố trí phòng học bộ môn và phòng đựng thiết bị bộ môn
Cần bố trí phòng học bộ môn đúng tiêu chuẩn quốc gia. Diện tích phòng học phải đảm bảo, hệ thống cấp thoát nước theo quy định hiện hành.
Bàn ghế nên kê hợp lý cho cả khi hoạt động nhóm và khi hoạt động cá nhân. Nên kê bàn ghế theo hàng ngang như lớp học bình thường nhưng bàn ghế phải rộng, dài, phẳng để tiện làm thí nghiệm và đủ cho một nhóm hoạt động.
Phòng học bộ môn phải liên thông với phòng đựng thiết bị dạy học. Các thiết bị được sắp xếp khoa học theo khối khoa học, theo từng phân môn.
Các thiết bị sắp xếp ngăn nắp trong từng ngăn tủ, mỗi ngăn chứa thiết bị của từng phân môn.
Giáo viên cần lên kế hoạch mượn đồ dùng dạy học
Với giáo viên, cần lên kế hoạch mượn đồ dùng dạy học theo học kỳ hoặc cả năm. Thực hiện tốt phiếu mượn và trả đồ dùng dạy học theo quy định của trường.
Đồng thời, thường xuyên nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lý THCS, tùy theo bài nào, khối lớp nào để có cách bố trí chọn dụng cụ thí nghiệm cho phù hợp, nắm vững những điều cần chú ý trong thao tác thí nghiệm nhằm giúp cho học sinh thực hiện tốt thí nghiệm trong mỗi bài học.
Do đặc trưng môn học phải có sử dụng đồ dùng dạy học nên giáo viên phải khai thác tốt những đồ dùng dạy học hiện có trong bài; cùng với tổ chuyên môn để thường xuyên đề xuất những giải pháp sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học cho tổ; phối hợp với cán bộ thiết bị để soạn, bố trí thiết bị và thao tác thử đồ dùng dạy học trước khi lên lớp để phát hiện những hư hỏng hoặc cho kết quả chưa chính xác để kịp thời khắc phục; hướng dẫn và dặn dò học sinh có nghiên cứu trước các phương án tiến hành thí nghiệm và các ở nhà trong bài học mới sau mỗi tiết dạy.
Giáo viên cũng cần tăng cường hoạt động nhóm cho học sinh trong mỗi tiết dạy, để học sinh tự tay làm thí nghiệm và rút ra kết quả khách quan, sử dụng tốt các bảng phụ khi lên lớp để giảm bớt nội dung ghi chép không cần thiết trên bảng.
Giáo viên dạy bộ môn phải thực hiện đầy đủ các thí nghiệm trong một giờ dạy, tổ chức cho học sinh tiến hành các thí nghiệm không nguy hiểm từ khâu chọn dụng cụ, phương án bố trí và tiến hành thí nghiệm, theo dõi quan sát ghi lại kết quả của thí nghiệm.
Điều vô cùng quan trọng là phải thực hành đủ 100% các giờ học thực hành không được cắt xén các giờ thực hành biến thành bộ môn ôn tập hoặc chữa bài tập.
Giáo viên cần nắm vững, phân loại thí nghiệm và lưu ý phương pháp sử dụng đồ dùng dạy
Việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy môn Vật lý tại trường THCS là không thể thiếu. Muốn nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, giáo viên phải khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học.
Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học Vật lý
Việc sử dụng thiết bị dạy học Vật lý trong các nhà trường hiện nay vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại.
Vẫn có những nhân viên phụ trách phòng thiết bị chưa thực sự nắm chắc chuyên môn của mình, tuy được đào tạo nhưng chưa nắm hết các danh mục thiết bị hiện có.
Các thiết bị dạy học thường được giáo viên sử dụng đưa trang thiết bị cho học sinh tự nghiên cứu lập phương án và tiến hành thí nghiệm.
Việc sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế rất nhiều, các thao tác thực hành của giáo viên chưa chuẩn xác kết quả thí nghiệm chưa có tính khoa học nên chưa có tính giáo dục cao.
Một số giáo viên còn ngại sử dụng thiết bị dạy học, trình độ thực hành ở một số giáo viên còn hạn chế. Giáo viên dạy Vật lý một số không sử dụng đồ dùng dạy học, vì đồ dùng cồng kềnh nên còn ngại không mang lên lớp.
Một số giáo viên khi lên lớp thiếu sự chuẩn bị, khi thấy đồ dùng hư hỏng nhẹ cũng không sửa lại để phục vụ giảng dạy. Việc sử dụng thiết bị dạy học trong môn Vật lý đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài thật chu đáo cẩn thận, phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị dạy học cần thiết, phải làm trước các thí nghiệm sao cho đạt kết quả mong muốn.
Nhiều giáo viên khi lên lớp chưa sử dụng được các phương tiện hiện đại một cách thường xuyên như đèn chiếu, băng hình. Một số giáo viên chưa được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn đồ dùng dạy học hoặc chưa được học tập nghiên cứu tốt các tài liệu hướng dẫn sử dụng ĐDDH cũng như các phương tiện nghe nhìn.
Cần bố trí phòng học bộ môn và phòng đựng thiết bị bộ môn
Cần bố trí phòng học bộ môn đúng tiêu chuẩn quốc gia. Diện tích phòng học phải đảm bảo, hệ thống cấp thoát nước theo quy định hiện hành.
Bàn ghế nên kê hợp lý cho cả khi hoạt động nhóm và khi hoạt động cá nhân. Nên kê bàn ghế theo hàng ngang như lớp học bình thường nhưng bàn ghế phải rộng, dài, phẳng để tiện làm thí nghiệm và đủ cho một nhóm hoạt động.
Phòng học bộ môn phải liên thông với phòng đựng thiết bị dạy học. Các thiết bị được sắp xếp khoa học theo khối khoa học, theo từng phân môn.
Các thiết bị sắp xếp ngăn nắp trong từng ngăn tủ, mỗi ngăn chứa thiết bị của từng phân môn.
Giáo viên cần lên kế hoạch mượn đồ dùng dạy học
Với giáo viên, cần lên kế hoạch mượn đồ dùng dạy học theo học kỳ hoặc cả năm. Thực hiện tốt phiếu mượn và trả đồ dùng dạy học theo quy định của trường.
Đồng thời, thường xuyên nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật lý THCS, tùy theo bài nào, khối lớp nào để có cách bố trí chọn dụng cụ thí nghiệm cho phù hợp, nắm vững những điều cần chú ý trong thao tác thí nghiệm nhằm giúp cho học sinh thực hiện tốt thí nghiệm trong mỗi bài học.
Do đặc trưng môn học phải có sử dụng đồ dùng dạy học nên giáo viên phải khai thác tốt những đồ dùng dạy học hiện có trong bài; cùng với tổ chuyên môn để thường xuyên đề xuất những giải pháp sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học cho tổ; phối hợp với cán bộ thiết bị để soạn, bố trí thiết bị và thao tác thử đồ dùng dạy học trước khi lên lớp để phát hiện những hư hỏng hoặc cho kết quả chưa chính xác để kịp thời khắc phục; hướng dẫn và dặn dò học sinh có nghiên cứu trước các phương án tiến hành thí nghiệm và các ở nhà trong bài học mới sau mỗi tiết dạy.
Giáo viên cũng cần tăng cường hoạt động nhóm cho học sinh trong mỗi tiết dạy, để học sinh tự tay làm thí nghiệm và rút ra kết quả khách quan, sử dụng tốt các bảng phụ khi lên lớp để giảm bớt nội dung ghi chép không cần thiết trên bảng.
Giáo viên dạy bộ môn phải thực hiện đầy đủ các thí nghiệm trong một giờ dạy, tổ chức cho học sinh tiến hành các thí nghiệm không nguy hiểm từ khâu chọn dụng cụ, phương án bố trí và tiến hành thí nghiệm, theo dõi quan sát ghi lại kết quả của thí nghiệm.
Điều vô cùng quan trọng là phải thực hành đủ 100% các giờ học thực hành không được cắt xén các giờ thực hành biến thành bộ môn ôn tập hoặc chữa bài tập.
Giáo viên cần nắm vững, phân loại thí nghiệm và lưu ý phương pháp sử dụng đồ dùng dạy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Ngọc Bích
Dung lượng: 37,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)