Dạy,ktra theo chuẩn KT mới

Chia sẻ bởi Phan Văn Thoan | Ngày 07/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: dạy,ktra theo chuẩn KT mới thuộc Tiếng Anh 8

Nội dung tài liệu:

DẠY HỌC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
LỚP TIẾNG ANH 2

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ LỚP TẬP HUẤN
GIỚI THIỆU VỀ CHUẨN
Phần I:
1/- Khái niệm
Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu chí) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.
Yêu cầu của Chuẩn là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh; Chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện.
2/- Những yêu cầu cơ bản của chuẩn
2.1. Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn;
2.2. Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng;
2.3. Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là Chuẩn đó có thể đạt được;
2.4. Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng;
2.5. Đảm bảo không mâu thuẫn với các Chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan.
Chuẩn KT-KN của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun).

Chuẩn KT-KN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.

Yêu cầu về KT-KN thể hiện mức độ cần đạt về KT-KN.

Mỗi yêu cầu về KT-KN có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cụ thể, tường minh hơn; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung KT-KN và mức độ cần đạt về KT-KN.
3/- Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông
4/- Các mức độ về kiến thức, kĩ năng
4.1. Các mức độ về kiến thức
Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo
Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được.
Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu.
Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp.
Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp.
Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguốn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.
* Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 3 mức độ đầu. Các mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh.
4.2. Các mức độ về kĩ năng
Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,...thông thường kỹ năng được xác định theo 3 mức độ:
Thực hiện được
Thực hiện thành thạo
Thực hiện sáng tạo
Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến hai mức độ đầu; mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường năng lực sáng tạo của học sinh.
DISSCUSSION
Do you think whether you should depend on the textbook completely or use other reference materials in your teaching? Why?
- Textbook is a tool to carry out the standard of knowledge.
- We can also use various materials that you think it is good for your sts.( clear origin,the same theme...)
- We can design other requests basing on the original materials.
Example: Read the following passage then design a task.
Many people think that students have an easy life: we only work a few hours a day and have long vacations. They don’t know we have to work hard at school and at home.
Take a look at a typical grade 7 student like Hoa. She has five periods a day, six days a week. That is about 20 hours a week – fewer hours than any workers. But that is not at all. Hoa is a keen student and she studies hard. She has about 12 hours of homework every week. She also has to review her work before tests. This makes her working week about 45 hours. This is more than some workers. Students like Hoa are definitely not lazy!
(Tiếng Anh 7– NXBGD)
Phần II: DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
I/- Đặc trưng của dạy học tích cực
* Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
* Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
* Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác;
* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
* Dạy và học tích cực nhấn mạnh:
- Tính hoạt động cao của người học
- Tính nhân văn cao của giáo dục
* Bản chất của dạy và học tích cực là:
- Khai thác động lực học tập của người học để phát triển chính họ.
- Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học,đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội.
II/- Một số kĩ thuật dạy học tích cực
1/- Lí do áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh
Tăng cường hiệu quả học tập
Tăng cường trách nhiệm cá nhân
Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau
Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm
2/- Một số kĩ thuật dạy học tích cực
2.1. Kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn”
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Cá nhân
1
2
4
3
Nhóm
Cá nhân
Cá nhân
Cá nhân


Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
Viết ý kiến cá nhân
1
3
4
2
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)
Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…)
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi/chủ đề để nghiên cứu.
Example: “Think of the ways we can reduce the amount of garbage we produce.” – Unit 10, English 8
Use garbage to make fertilizer
1
3
4
2
Reuse plastic bags
Use tree leaves to wrap food
Use used papers to make toys
Use garbage to make fertilizer
Use used papers to make toys
Reuse plastic bags
Use tree leaves to wrap food
2.2. Kĩ thuật “các mảnh ghép”
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS nhằm nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
Cách tiến hành
Vòng 1
Hoạt động theo nhóm 3 người
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ
Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.
Mỗi thành viên đều trình bày được nhóm đã tìm ra câu trả lời như thế nào.
Vòng 2
Hình thành nhóm 3 người mới. (1 người nhóm 1, một người nhóm 2, một người nhóm 3)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.
Lời giải được ghi rõ trên bảng
Vòng 1
Vòng 2
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
Sơ đồ kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Example: Unit 6, English 9
Topic: The environment
* Vòng 1:
Nhiệm vụ 1: How is the air polluted?
Nhiệm vụ 2: How is the land polluted?
Nhiệm vụ 3: How is the water polluted?

* Vòng 2:
What can we do to protect the environment?
2.3 Sơ đồ tư duy
Là một công cụ tổ chức tư duy.
Là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.
Là một phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả:
+ Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng
+ Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng.
Sơ đồ tư duy là gì?
Sáng tạo hơn
Tiết kiệm thời gian
Ghi nhớ tốt hơn
Nhìn thấy bức tranh tổng thể
Tổ chức và phân loại
...
Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn?
- Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.

Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan.

Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng.
Cách tiến hành
Chủ đề
Vấn đề liên quan
Vấn đề liên quan
Vấn đề liên quan
Vấn đề liên quan
Vấn đề liên quan
Mô hình “Sơ đồ tư duy”
Example: Unit 4, English 9
How do you learn English?
How to learn vocabulary?
How to learn grammar?
How to learn listening?
How to learn reading?
Learn by heart
Do grammar exercises
Read English stories
Practice listening to English tapes
III/- Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp
1/- Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong dạy các kỹ năng tiếp nhận (receptive skills): Listening and reading.
1.1. Các kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn 1: The pre-stage
Open prediction
True/false statements
Ordering
Pre-questions
Vocabulary exercise (word square, noughts and crosses, wordstorm, crossword, puzzle words, word chain)
1.2. Các kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn 2: The while-stage
True / false
Multiple choice
Gaps-Fill
Grids
Sentence completion
Main idea
Answer given
Matching
1.3. Các kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn 3: The post-stage
Summarizing
Discussing
2/- Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong dạy các kỹ năng tạo ngôn ngữ (productive skills): Speaking and Writing
2.1. Các kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị nói (pre-speaking)
Wordstorm
Crosword/puzzle words
Word chain
Guessing games
Memory game
Situation response
Mind map
Information gaps (Grid)
Describe and draw/guess

2/- Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong dạy các kỹ năng tạo ngôn ngữ (productive skills): Speaking and Writing
2.2. Dạy kỹ năng viết
Trong dạy viết ngoại ngữ người ta thường phân biệt ba loại hoạt động luyện viết khác nhau: viết có kiểm soát (controlled writing), viết có hướng dẫn (guided writing) và viết tự do (free writing). Chương trình Tiếng Anh THCS tập trung vào các hoạt động viết có kiểm soát và mở rộng ra viết có hướng dẫn.
- Trả lời câu hỏi (sử dụng kĩ thuật “Five questions”) GV đặt câu hỏi, HS trả lời các câu hỏi đó và sau đó ghép vào thành bài viết. Nếu kết hợp luyện cả cấu trúc đoạn thì không để các câu hỏi theo trật tự. HS sẽ trả lời các câu hỏi riêng rẽ, sau đó sắp xếp các câu trả lời theo đúng trật tự một đoạn văn.
- Dùng từ cho sẵn để viết thành câu hoặc bài liền ý (sử dụng kĩ thuật “Ordering”) : cho trước một số từ cơ bản trong câu, HS phải sử dụng các từ đó để viết thành câu hoàn chỉnh có nghĩa. Bài tập loại này có thể có mức độ khó dễ khác nhau. Để tăng độ khó thì yêu cầu học sinh phải biến đổi nhiều từ loại trong câu, thêm nhiều từ phụ như mạo từ, giới từ, … và đảo lộn trật từ tự trong câu.
3/- Dạy kiến thức ngôn ngữ
3.1. Dạy ngữ âm
Một số kĩ thuật sử dụng dạy ngữ âm.
Same or different (đúng hay sai)
Tongue twist (trò chơi uốn lưỡi)
Find the difference
Odd one out
3/- Dạy kiến thức ngôn ngữ
3.2. Dạy từ vựng
Một số kĩ thuật sử dụng dạy từ vựng
Real objects, mime, gesture
Situations
Definition
Context
Synonym
Antonym
Translation

3/- Dạy kiến thức ngôn ngữ
3.2. Dạy từ vựng
Các kĩ thuật sử dụng khi dạy từ
Matching
Cross word/ puzzle words
Quizz
Grouping
Arranging/ Ordering
Blank-filling
Substitution
Replacement
Sentence-building

3/- Dạy ngữ pháp
Một số loại hình bài tập và kĩ thuật sử dụng khi dạy cấu trúc ngữ pháp
Repetition
Substitution
Conversion or transformation
Matching
Ordering/ rearranging
Five questions
Grid (completion)
Phần III: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC , KĨ NĂNG
I/- Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học ( Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân)
Với những thế mạnh của bộ SGK Tiếng Anh từ THCS đến THPT và những đặc thù của bộ môn, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS đã có những ưu điểm sau:
- Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá
- Đảm bảo tính thường xuyên
Phần III: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC , KĨ NĂNG
Tuy nhiên việc đánh giá kết quả học tập còn nhiều bất cập như:
- Cũng do ảnh hưởng của thi trắc nghiệm nên các kĩ năng nói và nghe ở nhiều trường không được đầu tư về cơ sở vật chất như băng máy,... để dạy và học được hiệu quả.
- Chưa đảm bảo tính toàn diện, hệ thống và phát triển.
Phần III: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC , KĨ NĂNG
II/- Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học
- Bám sát các yêu cầu về KT- KN của chuẩn KT-KN môn học,
- Đánh giá việc áp dụng các kiến thức ngôn ngữ vào các kĩ năng giao tiếp hơn là kiểm tra các kiến thức ngôn ngữ.
- Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng nội dung môn học ở từng cấp, lớp.
- Đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, tăng cường các hình thức đánh giá theo kết quả đầu ra.
Phần III: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC , KĨ NĂNG
III/- Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học
- Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng nội dung của môn Tiếng Anh ở từng lớp.
- Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót. Cần có nhiều hình thức và độ phân hoá trong đánh giá phải cao; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng mới.
Phần III: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC , KĨ NĂNG
III/- Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học
- Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá quá trình dạy học.
Phần III: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC , KĨ NĂNG
III/- Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Tạo điều kiện cho học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.
Phần III: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC , KĨ NĂNG
III/- Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học
- Nâng cao chất lượng đề kiểm tra, thi đảm bảo vừa đánh giá được đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng, vừa có khả năng phân hóa cao. Đổi mới ra đề kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian quy định.
- Kết hợp hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.
Phần III: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC , KĨ NĂNG
IV/- Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN (xác định mục đích kiểm tra đánh giá; biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra; tổ chức kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá).
1/- Để bảo đảm thực hiện chức năng của KTĐG, cần thực hiện các yêu cầu sau trước khi biên soạn đề kiểm tra:
Xác định rõ mục đích KTĐG:
- Kiểm tra phân loại để đánh giá trình độ xuất phát của người học.
- Kiểm tra thường xuyên
1/- Để bảo đảm thực hiện chức năng của KTĐG, cần thực hiện các yêu cầu sau trước khi biên soạn đề kiểm tra:
Xây dựng tiêu chí đánh giá:
- Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kỹ năng
- Đảm bảo độ tin cậy
- Đảm bảo tính khả thi
- Đảm bảo yêu cầu phân hoá
Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức kĩ năng cần KTĐG,
- Xây dựng ma trận nội dung KT cần kiểm tra: đơn vị bài, cụm đơn vị bài, cuối học kì,...
2/- Lưu ý khi biên soạn đề kiểm tra:
- Hình thức bài kiểm tra
- Cấu trúc bài kiểm tra
- Xác định mức độ cần đạt được về kiến thức, có thể xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá (Bloom). Tuy nhiên, đối với học sinh phổ thông, thường chỉ sử dụng với 3 mức độ nhận thức đầu là nhận biết, thông hiểu và vận dụng (hoặc có thể sử dụng phân loại Nikko gồm 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao).
3/- Soạn đề kiểm tra:
Kiểm tra 15 phút
Kiểm tra 45 phút
Kiểm tra học kì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Thoan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)