Day hoc van kinh nghiem va sang tao
Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Khoa |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Day hoc van kinh nghiem va sang tao thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Hoàng Dân
Dạy – học
Kinh nghiệm & Sáng tạo
(Hưởng ứng cuộc thi “Sáng tạo giáo dục”
do Bộ GD&ĐT công bố ngày 14 tháng 11 năm 2008)
Hà Nội, 12.2008
Lời vào sách
Ngày 14 tháng 11 năm 2008, tại trường THCS Đống Đa, Hà Nội, Bộ GD&ĐT chính thức công bố và kêu gọi các thầy cô giáo trên cả nước hưởng ứng cuộc thi “Sáng tạo giáo dục” nhằm phát hiện, tôn vinh những cống hiến của các thầy cô giáo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Các sáng kiến của thầy cô giáo thể hiện trong giảng dạy trực tiếp các môn học, chế tạo đồ dùng dạy học hiệu quả; cũng có thể là sáng kiến tổ chức các phong trào, hoạt động nhằm hướng học sinh đến một môi trường thân thiện.
Thật ra, “Sáng tạo giáo dục” đã có từ trước cái mốc 14.11.2008 rất lâu rồi, lâu như chính lịch sử của nền giáo dục vậy. Ngày xưa là “ông đồ”, ngày nay là “thầy giáo”, cách gọi tuy có khác nhau nhưng tất cả những ai tâm huyết với cái nghề dạy học theo tinh thần “sinh ư nghệ, tử ư nghệ” đều thấm thía lời nhắn nhủ của Mạnh Tử: “Giáo diệc đa thuật hĩ” (Giáo dục cũng có nhiều phương pháp khác nhau)!
Trong những năm gần đây, nhiều thầy cô giáo trên cả nước từng trăn trở về một cuộc “vượt thoát” khỏi những trì trệ, nhàm chán… trong hoạt động dạy học hằng ngày của mình. Cuộc “vượt thoát” đó có thể bắt đầu từ những việc làm cụ thể, rất nhỏ, rất thầm lặng; nhưng những hiệu quả ban đầu của nó thì thật đáng khích lệ, biểu dương.
Cách đây khoảng hai năm, một bài văn của học sinh Hà Minh Ngọc từng “gây xôn xao cư dân mạng”, một bài văn của học sinh Nguyễn Thị Hậu khiến nhiều người rơi lệ. Cuối tháng 10 năm 2008, báo Tuổi Trẻ giới thiệu những “giờ học cảm động” của thầy Trần Tuấn Anh, cách ra đề tập làm văn “gói trọn yêu thương” của cô Dương Thu Trang… Dù ít hay nhiều, dù “chuẩn” hay “chưa chuẩn” thì tất cả những cố gắng đổi mới đó đều đã thực sự góp phần tạo nên một sinh khí mới cho hoạt động dạy học.
Do thường xuyên được gặp gỡ, trao đổi với những đồng nghiệp có tinh thần như thầy Tuấn Anh, cô Thu Trang; chẳng hạn như thầy Đỗ Văn Thái, cô Đặng Nguyệt Anh (trường THPT Hà Nội – Amsterdam), cô Đỗ Kim Oanh (trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội), thầy Nguyễn Hùng Tiến (trường THCS Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội), cô Lê Kim Tuyến (trường THCS Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội), cô Nguyễn Thị Thanh Hà (trường THCS ái Mộ, quận Long Biên, Hà Nội), cô Đỗ Thị ánh Tuyết (trường THCS Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội)…; chúng tôi nảy ra
Dạy – học
Kinh nghiệm & Sáng tạo
(Hưởng ứng cuộc thi “Sáng tạo giáo dục”
do Bộ GD&ĐT công bố ngày 14 tháng 11 năm 2008)
Hà Nội, 12.2008
Lời vào sách
Ngày 14 tháng 11 năm 2008, tại trường THCS Đống Đa, Hà Nội, Bộ GD&ĐT chính thức công bố và kêu gọi các thầy cô giáo trên cả nước hưởng ứng cuộc thi “Sáng tạo giáo dục” nhằm phát hiện, tôn vinh những cống hiến của các thầy cô giáo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Các sáng kiến của thầy cô giáo thể hiện trong giảng dạy trực tiếp các môn học, chế tạo đồ dùng dạy học hiệu quả; cũng có thể là sáng kiến tổ chức các phong trào, hoạt động nhằm hướng học sinh đến một môi trường thân thiện.
Thật ra, “Sáng tạo giáo dục” đã có từ trước cái mốc 14.11.2008 rất lâu rồi, lâu như chính lịch sử của nền giáo dục vậy. Ngày xưa là “ông đồ”, ngày nay là “thầy giáo”, cách gọi tuy có khác nhau nhưng tất cả những ai tâm huyết với cái nghề dạy học theo tinh thần “sinh ư nghệ, tử ư nghệ” đều thấm thía lời nhắn nhủ của Mạnh Tử: “Giáo diệc đa thuật hĩ” (Giáo dục cũng có nhiều phương pháp khác nhau)!
Trong những năm gần đây, nhiều thầy cô giáo trên cả nước từng trăn trở về một cuộc “vượt thoát” khỏi những trì trệ, nhàm chán… trong hoạt động dạy học hằng ngày của mình. Cuộc “vượt thoát” đó có thể bắt đầu từ những việc làm cụ thể, rất nhỏ, rất thầm lặng; nhưng những hiệu quả ban đầu của nó thì thật đáng khích lệ, biểu dương.
Cách đây khoảng hai năm, một bài văn của học sinh Hà Minh Ngọc từng “gây xôn xao cư dân mạng”, một bài văn của học sinh Nguyễn Thị Hậu khiến nhiều người rơi lệ. Cuối tháng 10 năm 2008, báo Tuổi Trẻ giới thiệu những “giờ học cảm động” của thầy Trần Tuấn Anh, cách ra đề tập làm văn “gói trọn yêu thương” của cô Dương Thu Trang… Dù ít hay nhiều, dù “chuẩn” hay “chưa chuẩn” thì tất cả những cố gắng đổi mới đó đều đã thực sự góp phần tạo nên một sinh khí mới cho hoạt động dạy học.
Do thường xuyên được gặp gỡ, trao đổi với những đồng nghiệp có tinh thần như thầy Tuấn Anh, cô Thu Trang; chẳng hạn như thầy Đỗ Văn Thái, cô Đặng Nguyệt Anh (trường THPT Hà Nội – Amsterdam), cô Đỗ Kim Oanh (trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội), thầy Nguyễn Hùng Tiến (trường THCS Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội), cô Lê Kim Tuyến (trường THCS Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội), cô Nguyễn Thị Thanh Hà (trường THCS ái Mộ, quận Long Biên, Hà Nội), cô Đỗ Thị ánh Tuyết (trường THCS Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội)…; chúng tôi nảy ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Khoa
Dung lượng: 771,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)