Day hoc toan

Chia sẻ bởi Dương Huy Thắng | Ngày 01/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: day hoc toan thuộc Đại số 8

Nội dung tài liệu:

V-Dạy học luyện tập toán
Trong trường phổ thông dạy toán là dạy hoạt động toán học. Đối với hs có thể xem giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Các bài toán là "phương tiện" rất có hiệu quả và không thể thay thế trong việc giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triễn tư duy, hình thành kỷ năng, kỷ xảo ứng dụng toán học vào thực tiễn.
Hoạt động giải bài tập toán ở trường phổ thông là điều kiện thực hiện tốt mục đích dạy học bộ môn toán. Vì vậy tổ chức có hiệu quả việc dạy luyện tập toán có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học toán.
Bài tập toán học có các chức năng:
Chức năng day học
Chức năng giáo dục
Chức năng phát triển
Chức năng kiểm tra:
V-Dạy học luyện tập toán
Chức năng day học: Nhằm hình thành, củng cố cho học sinh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học.
Chức năng giáo dục: Nhằm hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, hứng thú học tập, niềm tin và phẩm chất người lao động.
Chức năng phát triển: Nhằm phát triển năng lực tư duy của học sinh, đặc biệt là rèn luyện những thao tác trí tuệ, hình thành những phẩm chất tư duy khoa học.
Chức năng kiểm tra: Nhằm đánh giá mức độ, kết quả dạy và học,đánh giá khả năng độc lập học toán và trình độ phát triển của học sinh.
Tác dụng của mỗi bài tập toán phụ thuộc vào nội dung cũng như khả năng khai thác lời giải của nó nhằm góp phần rèn luyện hoạt động toán học.
V-Dạy học luyện tập toán
Theo Polya G. "Trong toán học nắm vững phương pháp bộ môn quan trọng hơn nhiều so với khối lượng kiến thức thuần tuý".
Học sinh nắm vững môn toán ở bậc phổ thông là phải biết giải toán kể cả những bài tập bình thường và cả những bài tập đòi hỏi có tư duy độc lập, óc phán đoán,..., mục đích chính của dạy học ở phổ thông là dạy cho học sinh suy nghĩ."
Để dạy luyện tập toán tốt cần:
1.Hiểu rõ ý tưởng SGK, dạy sát đối tượng học sinh.
a. Hiểu được hệ thống BTT trong SGK
Các BTT được các tác giả đưa vào SGK đều có ý tưởng cụ thể của nó.GV hiểu được một cách tường minh về tác dụng và chức năng của BTT đó.
GV phải biết phân loại các dạng BTT và chức năng của các dạng BTT đó.
V-Dạy học luyện tập toán
b. Dạy sát đối tượng
Theo L.X. Vygotski, dạy học phải theo đúng chức năng của nó, phải đi trước sự phát triển, nó sẽ thúc đẩy, kéo theo sự phát triển đi lên. Mấu chốt của dạy học phát triển là xác định đúng các trình độ phát triển của học sinh: Trình độ phát triển hiện thời và khả năng phát triển gần nhất. Mức độ hiện tại được biểu hiện qua quá trình HS độc lập giải quyết nhiệm vụ, không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Còn khả năng phát triển gần nhất được thể hiện trong tình huống HS hoàn thành nhiệm vụ khi có sự hợp tác, giúp đỡ của người khác. Từ đó ông đưa ra nguyên lý dạy học phải tác động vào vùng phát triển gần nhất, có nghĩa là phương pháp dạy học tuân theo nguyên tắc tôn trọng kinh nghiệm đã có của HS và tăng dần mức độ khó khăn.
V-Dạy học luyện tập toán
đối với đối tượng học sinh khá, giỏi thầy chỉ hướng dẫn các thao tác và HS tự mình làm được; đối với học sinh trung bình thầy làm mẫu các động tác và học sinh làm theo được; đối với HS yếu thầy giáo phải cho HS làm từng động tác theo mình cho đến lúc HS tự làm được mà không có thầy làm mẫu ở phía trước.
Gi?i b�i t?p toỏn thu?ng di theo 4 bu?c.
Bước 1: Hiểu rõ bài tập toán
Bước 2: Xây dựng chương trình giải
Bước 3: Thực hiện chương trình giải
Bước 4: Khảo sát lời giải tìm được
Các bước khi giải một bài tập toán
Bước 1: Hiểu rõ bài tập toán
- Xác định đối tượng và các điều kiện , làm rõ các mối quan hệ ở giả thiết, mối quan hệ giữa giả thiết và kết luận. Xác định được dạng BTT, xem xét cấu trúc của BTT từ đó suy nghĩ hướng giải BTT đó.
Cái gì đã cho , cái gì phải tìm, tìm mối liên hệ giữa chúng . để từ đó có hướng suy nghĩ tìm tòi lời giải.
ví dụ: CMR x2-2xy+y2+1>0 với mọi x,y (tr 33 SGK toán 8 T1)
V-Dạy học luyện tập toán
Bước 2: Xây dựng chương trình giải
- Từ sự phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố của BTT, từ suy nghĩ hướng giải ở bước 1, HS tìm con đường cụ thể, khả năng đạt được mục đích, định hướng các hành động tiến tới quá trình giải BTT.
- Một số lời khuyên khi tìm tòi lời giải một bài toán:
Đã gặp dạng toán này bao giờ chưa?
Các kiến thức , bài toán liên quan như thế nào?
đã gặp bài toán tổng quát hơn hay đặc biệt hơn chưa?
đã sử dụng hết các dữ kiện của bài toán đã cho hay chưa?
Ví dụ: CMR : x-x2-1< 0 (tr 33 SGK toán 8 T1)
Các bước khi giải một bài tập toán
Bước 3: Thực hiện chương trình giải
- Kế hoạch giải vẫn còn ở ý tưởng, HS phải thực hiện một hệ thống hành động phù hợp với những chi tiết cụ thể của BTT.
- Sử dụng các thao tác tư duy những lập luận logic để thực hiện kế hoạch.
- Có thể giải BTT theo nhiều cách giải khác nhau, tìm ra cách giải tối ưu.
- ở bước này thao tác tư duy logíc, hoạt động ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng.
Bước 4: Khảo sát lời giải tìm được
- Công việc được tiến hành trong suốt quá trình giải BTT, việc kiểm tra nhằm chính xác hoá lời giải (các bước suy luận, các khâu tính toán...).
Các yêu cầu đối với lời giải bài toán:
1-Lời giải không có sai lầm.
Không sai lầm về logich, phương pháp.
Về diễn đạt, trình bày, tính toán .
xét các ví dụ sau:
Các yêu cầu đối với lời giải bài toán:
Lập luận phải có căn cứ chính xác.
xét ví dụ: a2 > 25 ? a > 5
sai lầm do chưa áp dụng dụng thuật toán khai căn.
Ví dụ: giải PT chứa ẩn mãu thức, bình phương 2 vế.
Lời giải phải đầy đủ:
-xét hết tất cả các trường hợp, các tình huống xảy ra.
Ví dụ:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Huy Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)