Day học tích hợp

Chia sẻ bởi Nguyễn Bá Cẩn | Ngày 04/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: day học tích hợp thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC
Tích hợp nội môn phạm vi hẹp ở THCS và THPT
CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
Ở Việt Nam, thực tế tích hợp trong dạy học đã xuất hiện từ rất lâu, chỉ có điều trước kia không dùng thuật ngữ “tích hợp” và chưa được hiểu một cách thấu đáo, chỉ dừng lại ở chỗ, “tích hợp” ấy là sự liên hệ, lồng ghép.
KHÁI NIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP
Tích hợp là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.

DHTH là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học;
CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
Hoạt động 1: Xác lập mục tiêu của dạy học tích hợp
Hai tính chất cơ bản của tích hợp, liên hệ mật thiết, qui định lẫn nhau:
tính liên kết
tính toàn vẹn.
3 mục tiêu cơ bản của dạy học tích hợp:
Tránh trùng lập về nội dung thuộc các môn học khác nhau.
Tạo mối quan hệ giữa các môn học và kiến thức thực tiễn.
- Hình thành phát triển năng lực toàn diện HS, đặc biệt năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
NỘI DUNG
CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHUYÊN ĐỀ 2 THIẾT KẾ BÀI HỌC TÍCH HỢP
- CHỌN CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
THIẾT KẾ BÀI HỌC
- KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP

Hãy kể các mức độ tích hợp mà thầy/cô đã biết?
Có thể lấy 01 ví dụ minh họa cho nhận định của thầy/cô.
Các đặc trưng cơ bản của dạy học tích hợp và các mức độ tích hợp
Các mức độ tích hợp
Tích hợp trong nội bộ môn học: tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung, chủ đề;
Tích hợp đa môn: một chủ đề có thể xem xét trong nhiều môn học khác nhau;
Tích hợp liên môn: phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống;
Tích hợp xuyên môn: tìm cách phát triển ở học sinh những kỹ năng xuyên môn có tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi.
CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHUYÊN ĐỀ 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển năng lực cần thiết cho người học.
2. Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, ý nghĩa với người học.
3. Đảm bảo tính khoa học đồng thời vừa sức với học sinh.
4. Đảm bảo tính giáo dục bền vững.
5. Tăng tính thực hành, tính thực tiễn và mang tính xã hội địa phương.
6. Xây dựng chủ đề, bài học dựa trên chương trình hiện hành.
LỰA CHỌN NỘI DUNG TÍCH HỢP
Vậy khi lựa chọn nội dung tích hợp phải đảm bảo nguyên tắc gì ?
CHUYÊN ĐỀ 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
Những bước để xây dựng bài học tích hợp là gì?
QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI DẠY TÍCH HỢP
Bước 1: Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với các môn học của chương trình, SGK; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự.
Bước 2: Xác định bài học tích hợp và các địa chỉ tích hợp, bao gồm:
Tên bài học
Đóng góp của các môn vào bài học.
Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho bài học tích hợp.
Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm:
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
- Định hướng năng lực hình thành
Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới các PPDH tích cực).
CÁC NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN HÌNH THÀNH
Năng lực tự học.
2. Năng lực giải quyết vấn đề.
3. Năng lực sáng tạo.
4. Năng lực quản lí.
5. Năng lực giao tiếp.
6. Năng lực hợp tác.
7. Năng lực sử dụng CNTT.
8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
9. Năng lực tính toán.
* Năng lực đặc trưng từng môn học.
THIẾT KẾ BÀI HỌC TÍCH HỢP
Yêu cầu trong dạy tích hợp
Thứ 2: Các chủ đề tích hợp, liên môn cần được bố cục logic về nội dung và hợp lí về trình tự giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Thứ 3 : Trong quá trình dạy học bộ môn, mỗi giáo viên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy cần có sự am hiểu về những kiến thức liên môn liên quan và các kiến thức tổng hợp.
Thứ 4: Giáo viên là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Giáo viên các bộ môn liên quan chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ lãn nhau trong dạy học
Thứ 1: Các kiến thức trong mỗi nội dung hoặc mỗi chủ đề liên môn, tích hợp cần hấp dẫn đối với học sinh từ đó tạo sự đam mê khi học sinh giải quyết các tình huống thực tiễn, qua đó việc ghi nhớ kiến thức không còn máy móc mà là một sự đương nhiên của qui trình tư duy.
TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
Làm việc theo nhóm : Rà soát chương trình để hoàn thành bảng sau:
Hoạt động 5. Thiết kế bài học tích hợp
CHUYÊN ĐỀ 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
Trên cơ sở nội dung của chủ đề tích hợp đã lựa chọn:
Các nhóm xây dựng kế hoạch bài học đó.
Các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
DẠY HỌC DỰ ÁN
Bước 1: GV hướng dẫn, gợi ý HS thảo luận lựa chọn chủ đề dạy học dự án và xác định mục tiêu chủ đề của dạy học.
Bước 2: GV xây dựng ý tưởng dự án, thiết kế các hoạt động dự án.
Bước 3: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng để hướng dẫn và giúp HS dễ chuẩn bị, nghiên cứu nội dung của chủ đề dự án (bao gồm các địa chỉ tích hợp của 1 số môn học liên quan)
Bước 4: Thiết kế, xây dựng kế hoạch đánh giá và các tiêu chí đánh giá hoạt động nghiên cứu của HS.
Bước 5: Đánh giá nhu cầu và mức độ kiến thực của HS, sau đó chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện nghiên cứu chuẩn bị cho nội dung dạy học dự án, cung cấp cho HS địa chỉ cụ thể bài..khối lớp…của 1 số môn học tích hợp.
Bước 6: HS thực hiện kế hoạch dự án (nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, hình ảnh tư liệu, quay video, tạo sản phẩm mô hình…). GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm thực hiện.
Bước 7: Thực hiện kế hoạch dạy học dự án.
Bước 8: kết thúc dự án : GV tổ chức và tạo điều kiện cho HS trình bày sản phẩm dự án trong phạm vi lớp học, trường học hay ngoài xã hội.
CẢM ƠN SỰ LẮNG NGHE
CỦA QUÝ THẦY CÔ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bá Cẩn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)