Dạy học lấy HS làm trung tâm

Chia sẻ bởi Trần Hiệp | Ngày 09/10/2018 | 86

Chia sẻ tài liệu: Dạy học lấy HS làm trung tâm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
-------
GIỚI THIỆU
DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM

LONG AN 14- 15/ 06 / 2011
Chuyên đề 4:
Thiết kế kế hoạch bài học theo phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Chuyên đề 4
Trao đổi một số vấn đề cơ bản và dự kiến thực hiện một số nội dung :
Ý nghĩa của việc thiết kế kế hoạch bài học
Những cơ sở để xây dựng thiết kế bài học.
Những yêu cầu cần đạt của thiết kế bài học.
Cấu trúc khung thiết kế bài học.
Xác định mục tiêu trong kế hoạch bài học thông qua việc sử dụng các từ chỉ mức độ cần đạt.
Các hình thức tổ chức hoạt động của phần phát triển bài trong thiết kế bài học.
Thực hành soạn thiết kế bài học (Xem băng hình)
PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Thuyết trình
Thảo luận Hội trường
Thảo luận nhóm
Nghiên cứu/làm việc cá nhân
Thực hành
Xem băng hình minh họa.
Chia tổ
Chia theo ngẩu nhiên(lắp các mảnh ghép)?
Chia theo đơn vị?
Chia theo cách đếm số?
M?C TIấU
Kết thúc chuyên đề này, học viên có thể:
-Hiểu được tầm quan trọng của thiết kế kế hoạch bài học khi lên lớp.
-Xác định được những yêu cầu của việc thiết kế kế hoạch bài học.
-Biết thiết kế kế hoạch bài học theo phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
-Thực hiện tốt thiết kế bài học khi lên lớp.
Hoạt động 1:Ý nghĩa của thiết kế kế hoạch bài học
Thảo luận nhóm tìm hiểu tầm quan trọng của việc thiết kế kế hoạch bài học
+Thảo luận theo nhóm đã chọn ngẩu nhiên
(6 nhóm)
+Thời gian thảo luận 15 phút
+Mỗi nhóm ghi nội dung thảo luận vào giấy Ao.
+Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
+Thông tin phản hồi của báo cáo viên.
Thiết kế bài học là việc làm cần thiết vì:

-Hình thành định hướng cho việc dạy của giáo viên, việc học của học sinh.
-Đưa ra sự đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và mức độ cần đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học, bài học.
-Dự kiến thông tin hai chiều để kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học của học sinh.
-Dự đoán được các tình huống sẽ xảy ra và cách giải quyết.
-Chủ động thực hiện thời gian theo dự kiến trong suốt buổi học, bài học.
-Giáo viên tự tin và sáng tạo khi lên lớp.
Hoạt động 2:
Những cơ sở để xây dựng kế hoạch bài học
+Thảo luận theo nhóm đã chọn ngẩu nhiên
(6 nhóm)
+Thời gian thảo luận 15 phút
+Mỗi nhóm ghi nội dung thảo luận vào giấy A4.
+Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
+Thông tin phản hồi của báo cáo viên.
Khi TKBH cần thực hiện những việc làm sau:
-Đọc kĩ nội dung sách giáo khoa.
-Nghiên cứu sách GV, vở bài tập, tài liệu tham khảo, sách báo.
-Tra từ điển (nếu cần).
-Trao đổi với đồng nghiệp.
-Đưa ra dự kiến đáp ứng nhu cầu HS, trình độ của các đối tượng.
-Chuẩn kiến thức; kĩ năng cần đạt.
-Chuẩn bị ĐDDH
-Chú ý đến tâm lý HS và ảnh hưởng của thời tiết, môi trường và những quan tâm khác...
Hoạt động 3 :Những yêu cầu cần đạt của thiết kế kế hoạch bài học.
-Học viên nêu ý kiến cá nhân, dựa vào chuyên đề 1 đã được tập huấn( Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm)
Yêu cầu của thiết kế kế hoạch bài học:
-Nêu được mục tiêu bài học, thể hiện rõ mức độ kiến thức HS cần đạt được( cụ thể, ko chung chung), kĩ năng thực hành, thái độ học tập của HS để dựa vào cơ sở này mà đánh giá kết quả học tập của các em.
-Nêu đầy đủ các đồ dùng dạy học cần có để tổ chức thực hiện bài học.
-Nêu được mục đích nội dung chủ yếu và cách thực hiện các hoạt động trong giờ học nhằm đạt được các mục tiêu.
-Thể hiện được các hoạt động lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng của HS.
-Nêu được cách đánh giá, chú ý phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cho các em
-Chuẩn bị cách chia nhóm hợp lí.
-Phân chia thời gian cho các hoạt động trong giờ học.
Hoạt động 4 : Cấu trúc khung của kế hoạch bài học
I/Mục tiêu:
-Kiến thức
-Kĩ năng
-Thái độ
II/Chuẩn bị:
-Giáo viên
-Học sinh
III/Hoạt động dạy và học :
1/Giới thiệu bài: ( 57 phút)
-Ổn định
-Giới thiệu kiến thức mới
2/Phát triển bài:(20  25 phút)
-Cách tổ chức cho HS hoạt động
-Các hoạt động  Mục tiêu  Các bước hoạt động
-Nhiệm vụ của GV
-Nhiệm vụ của HS
3/Kết luận :( 35 phút)
GV có thể tổ chức trò chơi để củng cố; đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu bài của HS; NX dặn dò.



Hoạt động 6: Các hình thức tổ chức các hoạt động
-Điền phiếu thông tin.
-Trắc nghiệm
-Khớp ghép câu hỏi và câu trả lời đúng.
-Trò chơi.
-Vẽ một bức tranh, sơ đồ, bản đồ dựa vào thông tin cho sẳn.
-Đóng vai/ diển tả một tình huống.
-Thảo luận, động não, suy nghĩ

*Lưu ý: +Khi vận dụng cần có những điều chỉnh nhỏ cho phù hợp với bài học và với đối tượng học sinh.
+Các hình thức cần linh hoạt để tạo cho học sinh sự hấp dẫn.





Hoạt động 7:Tham khảo một bài soạn
Tham khảo bài soạn mẩu lớp 2, bài 25 môn TN&XH
I/Mục tiêu : Sau bài học, HS có thể:
-Nhận dạng và nói tên được một số loài cây sống trên cạn. Nêu được lợi ích của những cây đó.
-Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
II/Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh trong SGK trang 52 +53
-Một số tranh ảnh sưu tầm
-Khuôn viên trường nơi có cây trồng.
-Phấn màu, giấy A3, phiếu quan sát của nhóm.
-1 tập tranh do GV phóng to về các loài cây sống trên cạn.
III/Hoạt động dạy học:
Khởi động:Trò chơi “Nói tên các loài cây sống trên cạn”
a/Mục tiêu:Giúp HS nhớ lại những loài cây sống xung quanh mà các em biết.
b/Cách tiến hành:
-HS nói tiếp sức, 1em nói trước, sau mời bất kì một bạn khác nói tên một loài cây sống trên cạn.
-Sau đó GV sử dụng tập tranh, lật từng tranh để HS nêu tên cây có trong tranh.
-GV yêu cầu HS giới thiệu tên các loài cây các em sưu tầm được và cho biết loài cây đó sống ở đâu.
III/Hoạt động dạy học:



Hoạt động 1:Quan sát cây cối ở sân trường, vườn trường
a/Mục tiêu: Hình thành cho HS kĩ năng quan sát, mô tả, nhận xét.
b/Cách tiến hành:
-Tổ chức làm việc theo nhóm nhỏ ngoài hiện trường:
+GV phân công khu vực quan sát cho các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu hướng dẫn quan sát.




+GV bao quát , hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm cách ghi phiếu.
+Khi có hiệu lệnh hết thời gian quan sát, nhóm trưởng có nhiệm vụ tập hợp nhóm mình trở lại
-Làm việc cả lớp:
Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét,tuyên dương.





Hoạt động 2:Làm việc với SGK
a/Mục tiêu:HS nhận biết được một số cây sống trên cạn và lợi ích của chúng.
b/Cách tiến hành:
-Làm việc theo cặp:HS qs tranh và TLCH trong SGK “Nói tên và nêu lợi ích của những cây có trong hình”
-Làm việc cả lớp:GV gọi một số HS chỉ và nói tên từng cây trong mỗi hình và cho biết cây nào là cây ăn quả, cây cho bóng mát, cây lương thực, thực phẩm, cây nào là cây vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm gia vị?
-GV kết luận: Có nhiều loài cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người và động vật; ngoài ra, cây còn nhiều ích lợi khác.
Hoạt động 3:Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
a/Mục tiêu:HS tìm được một số cây quả của cây sống trên cạn (đính được chữ cái trong tên cây đó, phù hợp với ô định sẵn)
b/Cách tiến hành:
-Chia làm 2 đội chơi : A- B
-Đính ô chữ đã chuẩn bị lên bảng kèm theo gợi ý cách chơi và các câu hỏi.
-Các đội trả lời từng câu, đội nào trả lời được nhiều câu đúng thì thắng cuộc.
XEM TiẾT DẠY MINH HỌA

Xin chân thành cảm ơn!

Chỳc Th�nh cụng !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hiệp
Dung lượng: 135,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)