Dấu hiệu ổ cứng bị hư

Chia sẻ bởi Đoàn Thu Hiền | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Dấu hiệu ổ cứng bị hư thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

DẤU HIỆU Ổ CỨNG BỊ HƯ

Mỗi khi hoạt động, ổ cứng đều phát ra tiếng kêu rõ ràng và mỗi lúc một lớn hơn.
- Mỗi khi khởi động, máy tính đều yêu cầu quét (scan) ổ đĩa.
- Sau mỗi lần scan, máy thường báo có lỗi ổ cứng nhưng không khắc phục được.
- Máy tính thường xuyên báo lỗi khi truy cập vào file hay thư mục.
- Tốc độ truy xuất file trong ổ cứng chậm hơn nhiều so với bình thường.
- Ổ cứng đôi khi… biến mất trong BIOS.
Làm gì khi ổ cứng có các dấu hiệu trên?
- Nhanh chóng sao lưu dữ liệu ra (một vài) nơi an toàn.
- Dùng các chương trình sửa chữa đĩa cứng để khắc phục lỗi (có trong các đĩa Hiren’BootCD).
- Dù các chương trình sửa lỗi ổ cứng có khắc phục hoàn toàn các lỗi thì bạn vẫn cần có kế hoạch sao lưu dữ liệu quan trọng và thay ổ cứng ngay khi có thể.
Lưu ý: Quá trình sửa chữa ổ cứng thường làm mất hoàn toàn các dữ liệu bên trong ổ cứng. Trường hợp ổ cứng “kêu”, không thể dùng chương trình để khắc phục mà phải thay mới ổ cứng khác.
Làm gì khi ổ cứng bị hư, hay mất dữ liệu?
- Trong trường hợp ổ cứng bị hư hoàn toàn (không quay, hay không đọc được dữ liệu), bạn thường không làm được gì nhiều ngoài việc nhẹ nhàng gỡ ổ cứng ra khỏi máy rồi mang đến trung tâm chuyên sửa chữa ổ cứng. Vì dù không quay nhưng dữ liệu vẫn còn lưu bên trong ổ cứng và vẫn có khả năng lấy lại bằng các công cụ chuyên dụng, nên bạn cần cố gắng nhẹ tay với ổ cứng do có khả năng đầu đọc bên trong không được cố định, sẽ làm trầy mặt đĩa.
- Khi ổ cứng chỉ bị mất dữ liệu, bạn không được tiếp tục ghi hay xóa trên ổ cứng ấy để tránh hiện tượng dữ liệu mới chép chồng lên dữ liệu bị mất.
Bạn cần dùng các chương trình khôi phục dữ liệu bị xóa để lấy lại dữ liệu đã mất. Tốt nhất bạn cần có kinh nghiệm khôi phục dữ liệu, nếu không thì nên nhờ người có kinh nghiệm hỗ trợ vì phải dùng đúng chương trình cho loại dữ liệu cần phục hồi (ví dụ: có những chương trình chuyên khôi phục file .doc, .bmp, .exe…, trong khi những chương trình đa năng có hiệu quả phục hồi không cao).

CÁC CHUẨN MẠNG WI-FI

Trong lúc Hiệp hội Wi-Fi (Wi-Fi Alliance), các tổ chức và các nhà sản xuất đang cùng bàn thảo để cho ra đời các đặc tả kỹ thuật cuối cùng cho chuẩn 802.11n đầy hứa hẹn, chúng ta cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của các chuẩn Wi-Fi. Hiểu rõ các đặc điểm của từng chuẩn, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn, để chọn lựa cho mình một sản phẩm "ưng ý" hơn, phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng và túi tiền. Sau đây là các chuẩn Wi-Fi thời "khai sinh" đến nay.
802.11
Năm 1997, Viện kỹ sư điện và điện tử (IEEE- Institute of Electrical and Electronics Engineers) đưa ra chuẩn mạng nội bộ không dây (WLAN) đầu tiên – được gọi là 802.11 theo tên của nhóm giám sát sự phát triển của chuẩn này. Lúc này, 802.11 sử dụng tần số 2,4GHz và dùng kỹ thuật trải phổ trực tiếp (Direct-Sequence Spread Spectrum-DSSS) nhưng chỉ hỗ trợ băng thông tối đa là 2Mbps – tốc độ khá chậm cho hầu hết các ứng dụng. Vì lý do đó, các sản phẩm chuẩn không dây này không còn được sản xuất nữa.
802.11b
Từ tháng 6 năm 1999, IEEE bắt đầu mở rộng chuẩn 802.11 ban đầu và tạo ra các đặc tả kỹ thuật cho 802.11b. Chuẩn 802.11b hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, ngang với tốc độ Ethernet thời bấy giờ. Đây là chuẩn WLAN đầu tiên được chấp nhận trên thị trường, sử dụng tần số 2,4 GHz. Chuẩn 802.11b sử dụng kỹ thuật điều chế khóa mã bù (Complementary Code Keying - CCK) và dùng kỹ thuật trải phổ trực tiếp giống như chuẩn 802.11 nguyên bản. Với lợi thế về tần số (băng tần nghiệp dư ISM 2,4GHz), các hãng sản xuất sử dụng tần số này để giảm chi phí sản xuất.
Nhưng khi đấy, tình trạng "lộn xộn" lại xảy ra, 802.11b có thể bị nhiễu do lò vi sóng, điện thoại “mẹ bồng con” và các dụng cụ khác cùng sử dụng tần số 2,4GHz. Tuy nhiên, bằng cách lắp đặt 802.11b ở khoảng cách hợp lý sẽ dễ dàng tránh được nhiễu. Ưu điểm của 802.11b là giá thấp, tầm phủ sóng tốt và không dễ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thu Hiền
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)