Đáp án vấn đáp học kì I ngữ văn 9 THSC Phú Minh

Chia sẻ bởi Phạm Tuấn Anh | Ngày 14/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Đáp án vấn đáp học kì I ngữ văn 9 THSC Phú Minh thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

1.
Nguyễn Du: (1765-1820)
- Tên chữ: Tố Như
- Tên hiệu: Thanh Hiên
- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan.
- Sống trong xã hội đầy biến động của xã hội phong kiến
- Hiểu biết sâu rộng về cuộc đời, về văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
- Ông từng làm quan cho Nhà Nguyễn.
- Có một vốn sống phong phú và trái tim giàu lòng yêu thương.
- Được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Giá trị nội dung:
-Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công tàn bạolà lời tố xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người đặc biệt là người phụ nữ.
-Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người,khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
b) Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên con người.
Truyện Kiều là một kiệt tác đạt được thành tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật là ngôn ngữ và thể loại.

2.
Xuất sứ :Nằm ở phần đầu “Truyện Kiều” (gặp gỡ và đính ước) của Nguyễn Du dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc).
a) Về nghệ thuật
Nghệ thuật tả người từ khái quát đến tả chi tiết; tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận.
- Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh ước lệ, các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, dùng điển cố.
b) Về nội dung
-Ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực, lý tưởng của người phụ nữ phong kiến.
-Bộc lộ tư tưởng nhân đạo, quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, triết lý vì con người: trân trọng yêu thương, quan tâm lo lắng cho số phận con người.

3.
Xuất sứ : Nằm ở phần đầu “Truyện Kiều” (gặp gỡ và đính ước) của Nguyễn Du dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc).
Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
a) Về nghệ thuật.
Bút phát miêu tả tài tình (tả cảnh ngụ tình), khắc hoạ tâm lý nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ liên hoàn, đối xứng, hình ảnh ẩn dụ.
b) Về nội dung.
Nỗi buồn nhớ sâu sắc của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích chính là tâm trạng cô đơn lẻ loi, ngổn ngang nhiều mối, đau đớn vì phải dứt bỏ mối tình với chàng Kim, xót thương cha mẹ đơn côi, tương lai vô định.

4.
- Chính Hữu(1926-2007)
- Tên khai sinh là Trần Đình Đắc
- Là nhà thơ quân đội
- Quê Can Lộc - Hà Tĩnh
- 20 tuổi tòng quân, là chiến sĩ trung đoàn thủ đô.
- Bắt đầu viết thơ từ năm 1947 đề tài viết chủ yếu về người chiến sĩ và chiến tranh.
- Được nhà nước tặng Giải thưởng về văn học nghệ thuật năm 2000.
a) Về nghệ thuật
-Từ ngữ, hình ảnh chân thực, gợi tả, cô đọng, hàm xúc, giàu sức khái quát, có ý nghĩa sâu sắc.
b) Về nội dung
-Bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó, ấm áp của các anh Bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

5.
- Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Xuất xứ : in trong tập Vầng trăng quầng lửa (1969), ra đời trong những năm tháng chống Mĩ ác liệt nhất.

6.
Phạm Tiến Duật (1941-2007)
Quê: Thanh Ba- Phú Thọ
- Nhà thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Chiến đấu ở binh đoàn vận tải Trường Sơn.
- Phong cách: sôi nổi, hồn nhiên, sâu sắc.
- Được nhà nước tặng Giải thưởng về văn học nghệ thuật năm 2001.
- Tác phẩm chính:
+ Vầng trăng quầng lửa (1971)
+ Thơ một chặng đường (1994)
a) Về nghệ thuật
- Nhiều chất hiện thực, nhiều câu văn xuôi tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tuấn Anh
Dung lượng: 62,00KB| Lượt tài: 21
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)