Đáp án văn 9 HK1 2012-2013
Chia sẻ bởi Quách Long |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đáp án văn 9 HK1 2012-2013 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA
MÔN : NGỮ VĂN 9
HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2012-2013
I. VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm)
1. VĂN (2 điểm)
Câu a. (1 điểm) Chép chính xác, sai hoặc thiếu 1 từ (trong 1 câu) trừ 0,25 điểm.
Câu b. (1 điểm)
- Hoàn cảnh ra đời : giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh. (0,5 điểm)
- Mạch cảm xúc chính trong bài thơ : Theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về (0,5 điểm).
2. TIẾNG VIỆT (2 điểm)
Câu a. (1 điểm) Thiếu 1 phương châm trừ 0,25 điểm
Câu b. (1 điểm)
- Lợn là loài gia súc nuôi ở nhà : câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà”, bởi từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa “thú nuôi ở nhà” (0,5 điểm).
- Nước ta có nhiều thắng cảnh đẹp : câu này thừa từ “đẹp” bởi từ “thắng cảnh” đã hàm chứa nghĩa là “cảnh đẹp” (0,5 điểm).
II. LÀM VĂN (6 điểm)
A. Yêu cầu :
- Học sinh biết vận dụng phương thức tự sự (sắm sai nhân vật) kể về tâm trạng ông Ha Thu khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
- Bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc; kể theo ngôi thứ nhất, trình tự diễn biến sự việc là tâm trạng hợp lý có cao trào, có kịch tính làm bộc lộ sâu sắc lòng yêu làng, yêu nước của nhân vật.
- Câu chuyện kể phải kết hợp với miêu tả : hành động, ngôn ngữ, diễn biến tâm trạng của nhân vật (xây dựng lời đối thoại, độc thoại nội tâm).
B. Dàn ý :
1. Mở bài :
- Giới thiệu nhân vật kể : ông Hai Thu.
- Khái quát tình huốn truyện.
2. Thân bài :
- Tình huống : Từ phấn chấn, tự hào về làng chợ Dầu đến bất ngờ khi nghe tin làng theo Tây.
+ Nhân vật sửng sờ : “Cở nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như đến không thở được”.
+ Rơi vào tâm trạng đau sót, tủi hổ, mỗi lúc mỗi nặng nề và cuối cùng là nỗi ám ảnh thường xuyên : (đứng lảng ra chỗ khác, cúi mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực đệp thình thịch,…).
+ Nhân vật giận dữ “Chúng bâu ăn miếng cơm… để nhục nhã thế này”.
- Từ một người vui vẽ, say sưa khoe làng, nhân vật trở nên lặng lẽ, bồn chồn sợ sệt: “ba bốn hôm nay, không bước chân ra đến ngoài”.
+ Tâm sự với con để ngõ lòng mình : “nước mặt giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má”, “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai…mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần”.
3. Kết bài :
- Cảm xúc và suy nghĩ về hình ảnh người nông dân yêu làng, yêu nước.
- Tự hào về truyền thống dân tộc.
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 6 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên, có chiều sâu, cảm xúc chân thành, bộc lộ nội tâm, có liên tưởng và sáng tạo độc đáo.
- Điểm 4-5 : Bài làm đúng yêu cầu của đề, xây dựng độc thoại nội tâm chưa sâu, còn lúng túng, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhưng không nghiêm trọng.
- Điểm 2-3 : Bài làm đạt ½ yêu cầu trên, có xây dựng lời thoại, đôi chỗ còn lúng túng, mắc lỗi diễn đạt không đến mức nghiêm trọng.
- Điểm còn lại : Bài làm dưới mức trung bình, kể hời hợt, sơ sài, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
-----
MÔN : NGỮ VĂN 9
HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2012-2013
I. VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm)
1. VĂN (2 điểm)
Câu a. (1 điểm) Chép chính xác, sai hoặc thiếu 1 từ (trong 1 câu) trừ 0,25 điểm.
Câu b. (1 điểm)
- Hoàn cảnh ra đời : giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh. (0,5 điểm)
- Mạch cảm xúc chính trong bài thơ : Theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về (0,5 điểm).
2. TIẾNG VIỆT (2 điểm)
Câu a. (1 điểm) Thiếu 1 phương châm trừ 0,25 điểm
Câu b. (1 điểm)
- Lợn là loài gia súc nuôi ở nhà : câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà”, bởi từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa “thú nuôi ở nhà” (0,5 điểm).
- Nước ta có nhiều thắng cảnh đẹp : câu này thừa từ “đẹp” bởi từ “thắng cảnh” đã hàm chứa nghĩa là “cảnh đẹp” (0,5 điểm).
II. LÀM VĂN (6 điểm)
A. Yêu cầu :
- Học sinh biết vận dụng phương thức tự sự (sắm sai nhân vật) kể về tâm trạng ông Ha Thu khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
- Bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc; kể theo ngôi thứ nhất, trình tự diễn biến sự việc là tâm trạng hợp lý có cao trào, có kịch tính làm bộc lộ sâu sắc lòng yêu làng, yêu nước của nhân vật.
- Câu chuyện kể phải kết hợp với miêu tả : hành động, ngôn ngữ, diễn biến tâm trạng của nhân vật (xây dựng lời đối thoại, độc thoại nội tâm).
B. Dàn ý :
1. Mở bài :
- Giới thiệu nhân vật kể : ông Hai Thu.
- Khái quát tình huốn truyện.
2. Thân bài :
- Tình huống : Từ phấn chấn, tự hào về làng chợ Dầu đến bất ngờ khi nghe tin làng theo Tây.
+ Nhân vật sửng sờ : “Cở nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như đến không thở được”.
+ Rơi vào tâm trạng đau sót, tủi hổ, mỗi lúc mỗi nặng nề và cuối cùng là nỗi ám ảnh thường xuyên : (đứng lảng ra chỗ khác, cúi mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực đệp thình thịch,…).
+ Nhân vật giận dữ “Chúng bâu ăn miếng cơm… để nhục nhã thế này”.
- Từ một người vui vẽ, say sưa khoe làng, nhân vật trở nên lặng lẽ, bồn chồn sợ sệt: “ba bốn hôm nay, không bước chân ra đến ngoài”.
+ Tâm sự với con để ngõ lòng mình : “nước mặt giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má”, “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai…mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần”.
3. Kết bài :
- Cảm xúc và suy nghĩ về hình ảnh người nông dân yêu làng, yêu nước.
- Tự hào về truyền thống dân tộc.
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 6 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên, có chiều sâu, cảm xúc chân thành, bộc lộ nội tâm, có liên tưởng và sáng tạo độc đáo.
- Điểm 4-5 : Bài làm đúng yêu cầu của đề, xây dựng độc thoại nội tâm chưa sâu, còn lúng túng, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhưng không nghiêm trọng.
- Điểm 2-3 : Bài làm đạt ½ yêu cầu trên, có xây dựng lời thoại, đôi chỗ còn lúng túng, mắc lỗi diễn đạt không đến mức nghiêm trọng.
- Điểm còn lại : Bài làm dưới mức trung bình, kể hời hợt, sơ sài, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
-----
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quách Long
Dung lượng: 25,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)