ĐÁP ÁN VĂN 8-Thi cuoi năm

Chia sẻ bởi Trần Quang Huy | Ngày 11/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: ĐÁP ÁN VĂN 8-Thi cuoi năm thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT
HUYỆN NGHĨA HƯNG

 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KTCL HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN 8


HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của đề bài và hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng, sáng tạo và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn một vài lỗi nhỏ.
II. Đáp án và thang điểm
Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm
Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm thành phần như sau:
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
- Yêu cầu:
Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm.
- Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8


Đáp án
C
A
B
D
D
C
B
B



PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu
Yêu cầu nội dung
Điểm








Câu 1
(3,0 điểm)
* Học sinh trả lời được:
a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản: Chiếu dời đô
- Tác giả: Lí Công Uẩn
b) Giải thích từ "Thắng địa":
- Thắng địa: Chỗ đất có phong cảnh, địa thế đẹp.
- Nêu khái quát nội dung của đoạn văn: Những thuận lợi của địa thế thành Đại La và khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô... (xứng đáng là kinh đô bậc nhất)
c) Viết đoạn văn:
* Hình thức: (0,25 đ)
- Học sinh viết đúng đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng)
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
* Nội dung: (1,25 đ) Cần nêu được:
- Về lịch sử: Nơi Cao Vương đóng đô...
- Về địa lí: Trung tâm trời đất, có núi sông, đất rộng mà bằng, cao mà thoáng...
- Về văn hóa, chính trị, kinh tế: Là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu; là nơi hội tụ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế...

0,25 đ
0,25 đ

0,25 đ

0,75đ






1,5 đ













Câu 2
(5,0 điểm)
 * Yêu cầu chung:
- Học sinh biết vận dụng, viết đúng đặc trưng của thể loại văn nghị luận đã học.
- Bài văn nghị luận trình bày mạch lạc, bố cục 3 phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, chữ viết cẩn thận, rõ ràng.
* Yêu cầu cụ thể:






1. Mở bài:
* Yêu cầu:
- Giới thiệu, dẫn dắt từ bài “Bàn luận về phép học”... Nêu vấn đề nghị luận...
* Các mức điểm:
- Điểm 0,5: Đảm bảo tốt theo yêu cầu.
- Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa đạt theo yêu cầu.
- Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn.


0,5 đ






2. Thân bài:
* Yêu cầu: HS có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nêu tư tưởng của Nguyễn Thiếp trong bài “Bàn luận về phép học”... Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn rồi theo điều học mà làm. Nghĩa là học phải kết hợp với hành. Đây là một phương pháp học tiến bộ ...




0,5 đ


* Mối quan hệ giữa “học” và “hành”
- Giải thích thế nào là “học” và “hành”
+ Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được ..., thông qua học tập ở trường, qua sách vở và học ở thực tế cuộc sống...
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Huy
Dung lượng: 70,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)