Đáp án thi học kì 1 năm học 2013-2014

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Hợp | Ngày 14/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Đáp án thi học kì 1 năm học 2013-2014 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG


HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ Văn 11


I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, lập luận thuyết phục. Tùy theo mức độ sai phạm về nội dung và hình thức mà trừ điểm từng phần cho phù hợp.
2. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.
3. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm
Câu
Phần
Nội dung
Điểm


1

Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao còn có tên gọi khác:
- Cái lò gạch cũ.
- Đôi lứa xứng đôi.

0.5
0.5




2

- Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, khi gánh hàng phở của bác Siêu xuất hiện, kí ức về Hà Nội lại sống dậy trong Liên. Đó là “một vùng sáng rực và lấp lánh”, là thời điểm mà chị em Liên được sống phong lưu, sung túc.
- Điều đó thể hiện sự ngao ngán của hai đứa trẻ với hiện tại nơi phố huyện tăm tối, quẩn quanh; sự tiếc nuối quá khứ và khao khát hướng đến tương lai tươi sáng.
- Đây là một trong những chi tiết đặc sắc chứa đựng thông điệp của tác phẩm: hãy cứu lấy con người, nhất là những tâm hồn trẻ thơ, đừng để cuộc sống tăm tối, quẩn quanh làm cằn cỗi tâm hồn con người.
1.0



0.5


0.5








3
a.
Yêu cầu về kỹ năng
- Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, sử dụng thành thạo thao tác lập luận so sánh.
- Diễn đạt sáng rõ; lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.



b.
Yêu cầu về nội dung
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý về hướng dựng đoạn:
- Kiên trì là ý chí nhẫn nại, bền bỉ theo đuổi một công việc, một mục tiêu trong cuộc sống.
- Kiên trì là đức tính giúp ta kiên định lí tưởng, dù thất bại vẫn không nản chí; tích lũy dần những kinh nghiệm, những thành quả nhỏ để đạt tới mục đích đã đặt ra.
- Ngược lại với kiên trì là tính nôn nóng. Trước mỗi thất bại, người kiên trì vẫn bền bỉ theo đuổi chí hướng còn kẻ nôn nóng sẽ dễ ngã lòng. Do đó, kẻ nôn nóng nếu có đạt được thành công nào đó cũng chỉ do may rủi.
- Muốn có thành công trong cuộc đời, bất cứ việc gì cũng đòi hỏi sự kiên trì.



0.5

0.5


0.5



0.5




4
a.
Yêu cầu về kỹ năng
- Biết cách viết bài văn nghị luận văn học.
- Văn viết có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, bố cục sáng rõ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,…



b.
Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách, nhưng về cơ bản cần đảm bảo được những nội dung sau:
* Vị trí
- Cảnh cho chữ nằm ở phần cuối truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
- Nguyên do: quản ngục vốn khao khát xin được chữ Huấn Cao nhưng khi tiếp nhận sáu tử tù trong đó có ông Huấn, quản ngục vẫn chưa dám xin chữ. Chỉ khi nhận phiến trát áp giải Huấn Cao vào kinh chịu án, quản ngục mới nhờ thầy thơ lại bày tỏ nỗi lòng mình. Huấn Cao đã rất xúc động và nhận lời cho chữ.
* Cảnh cho chữ được tác giả gọi là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”:
- Việc cho chữ diễn ra trong tù, người cho chữ phải chịu cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”. Tuy vậy cảnh cho chữ vẫn mang không khí trang trọng, thiêng liêng.
+ Giữa đêm khuya tĩnh lặng, chỉ có ba người chăm chú, thành kính quanh bó đuốc sáng rực.
+ Với Huấn Cao, đây là những nét bút cuối cùng gửi lại cho đời, là dấu ấn về “hoài bão tung hoành của một đời con người”.
+ Với quản ngục, đây là sự kiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Hợp
Dung lượng: 360,80KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)