ĐÁP ÁN THI CUOI NĂM (2016-2017)
Chia sẻ bởi Trần Quang Huy |
Ngày 12/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: ĐÁP ÁN THI CUOI NĂM (2016-2017) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 THCS
HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2016-2017
Môn: NGỮ VĂN
Phần I : Tiếng Việt (2,0 điểm)
Mỗi phương án đúng được 0.25 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
A
C
D
B
A và D
A
C
B
Lưu ý:
*Câu 5, HS có thể chọn 2 đáp án như trên hoặc nêu đúng 1 trong 2 đáp án như trên đều cho 0.25 điểm.
Phần II: Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm)
Câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn (0,5 điểm)
Câu 2: Đoạn văn trên viết theo phép lập luận phân tích (0,75 điểm)
Câu 3: Theo tác giả, đọc sách là một con đường của học vấn vì:
Các thành quả của nhân loại sở dĩ không bị mất đi đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại (0,25đ);
Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại (0,25 điểm);
Đọc sách là một cách để tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ học vấn của bản thân (0,25 điểm)
Câu 4. Ngoài đọc sách còn có những con đường khác để nâng cao học vấn cho bản thân (1 điểm)
HS có thể trả lời một trong những cách sau hoặc trả lời theo cách riêng của mình, miễn sao hợp lí, thuyết phục:
Đọc sách quan trọng nhưng chưa đủ; cần đem những điều đọc được trong sách áp dụng vào cuộc sống thực tiễn để có hiểu biết sâu sắc hơn.
Học tập qua sách vở là cần thiết nhưng học hỏi ngay trong cuộc sống hàng ngày, học những người xung quanh cũng rất quan trọng và có ích như dân gian đã nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm)
Đảm bảo cấu trúc: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề, trích dẫn đầy đủ đoạn thơ; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức của cá nhân. (0,5 điểm).
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời dặn dò, tâm tình với con trong đoạn thơ.(không phân tích chung chung…) (0,25 điểm)
Học sinh có thể phân tích những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời dặn dò, tâm tình với con theo 2 cách: (2.75 điểm)
+ Phân tích những đức tính đáng quý của “người đồng mình” sau đó tìm hiểu những mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.
+ Phân tích kết hợp hai ý này theo cách chia đoạn thơ thành hai ý nhỏ:
- “Người đồng mình thương lắm con ơi…Không lo cực nhọc”: Nhà thơ muốn diễn tả nỗi niềm trong sâu thẳm trái tim mình bởi vì “người đồng mình” còn khó khăn, cực nhọc, nghèo khó song không vì lẽ đó mà “người đồng mình” sống yếu hèn, chấp nhận cuộc đời cơ cực mà ngược lại, sống mạnh mẽ, khoáng đạt, ý chí bền bỉ, tấm lòng thủy chung gắn bó với quê hương: Cảm nhận qua các hình ảnh thơ đặc sắc: Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn… kết hợp với các biện pháp tu từ: Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh…cùng với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị: không lo, không chê…để làm sáng lên những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình. Từ đó, người cha mong muốn con phải sống có nghĩa tình, thủy chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình.
- “Người đồng mình thô sơ da thịt…Còn quê hương thì làm phong tục”: “Người đồng mình” mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể ‘thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, lối sống và luôn có khát vọng xây dựng quê hương. Từ một hoạt động, việc làm hằng ngày của người miền núi “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” nhà thơ đã chuyển thành nghĩa khái quát đó là ý thức tự
NAM ĐỊNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 THCS
HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2016-2017
Môn: NGỮ VĂN
Phần I : Tiếng Việt (2,0 điểm)
Mỗi phương án đúng được 0.25 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
A
C
D
B
A và D
A
C
B
Lưu ý:
*Câu 5, HS có thể chọn 2 đáp án như trên hoặc nêu đúng 1 trong 2 đáp án như trên đều cho 0.25 điểm.
Phần II: Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm)
Câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn (0,5 điểm)
Câu 2: Đoạn văn trên viết theo phép lập luận phân tích (0,75 điểm)
Câu 3: Theo tác giả, đọc sách là một con đường của học vấn vì:
Các thành quả của nhân loại sở dĩ không bị mất đi đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại (0,25đ);
Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại (0,25 điểm);
Đọc sách là một cách để tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ học vấn của bản thân (0,25 điểm)
Câu 4. Ngoài đọc sách còn có những con đường khác để nâng cao học vấn cho bản thân (1 điểm)
HS có thể trả lời một trong những cách sau hoặc trả lời theo cách riêng của mình, miễn sao hợp lí, thuyết phục:
Đọc sách quan trọng nhưng chưa đủ; cần đem những điều đọc được trong sách áp dụng vào cuộc sống thực tiễn để có hiểu biết sâu sắc hơn.
Học tập qua sách vở là cần thiết nhưng học hỏi ngay trong cuộc sống hàng ngày, học những người xung quanh cũng rất quan trọng và có ích như dân gian đã nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm)
Đảm bảo cấu trúc: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề, trích dẫn đầy đủ đoạn thơ; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức của cá nhân. (0,5 điểm).
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời dặn dò, tâm tình với con trong đoạn thơ.(không phân tích chung chung…) (0,25 điểm)
Học sinh có thể phân tích những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời dặn dò, tâm tình với con theo 2 cách: (2.75 điểm)
+ Phân tích những đức tính đáng quý của “người đồng mình” sau đó tìm hiểu những mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.
+ Phân tích kết hợp hai ý này theo cách chia đoạn thơ thành hai ý nhỏ:
- “Người đồng mình thương lắm con ơi…Không lo cực nhọc”: Nhà thơ muốn diễn tả nỗi niềm trong sâu thẳm trái tim mình bởi vì “người đồng mình” còn khó khăn, cực nhọc, nghèo khó song không vì lẽ đó mà “người đồng mình” sống yếu hèn, chấp nhận cuộc đời cơ cực mà ngược lại, sống mạnh mẽ, khoáng đạt, ý chí bền bỉ, tấm lòng thủy chung gắn bó với quê hương: Cảm nhận qua các hình ảnh thơ đặc sắc: Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn… kết hợp với các biện pháp tu từ: Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh…cùng với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị: không lo, không chê…để làm sáng lên những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình. Từ đó, người cha mong muốn con phải sống có nghĩa tình, thủy chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình.
- “Người đồng mình thô sơ da thịt…Còn quê hương thì làm phong tục”: “Người đồng mình” mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể ‘thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, lối sống và luôn có khát vọng xây dựng quê hương. Từ một hoạt động, việc làm hằng ngày của người miền núi “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” nhà thơ đã chuyển thành nghĩa khái quát đó là ý thức tự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quang Huy
Dung lượng: 206,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)