Đáp án Ngữ văn 9 hk 1 ( sỞ gd- đt TT - HUẾ )

Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Kiểu | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Đáp án Ngữ văn 9 hk 1 ( sỞ gd- đt TT - HUẾ ) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I - LỚP 9
THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC 2011-2012
Đề chính thức Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút
------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm cho điểm.
- Do đặc trung của bộ môn, giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
- Tổ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức cho giáo viên dạy lớp 9 thảo luận và thống nhất Hướng dẫn chấm.
B. Đáp án và thang điểm
Đáp án
Điểm

Câu 1. (2,0 điểm)
1.1 Trình bày nội dung các phương châm hội thoại.
1,25

Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, trách cách nói mơ hồ.
Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
* Lưu ý: Chỉ nêu 5 tên phương châm, không nêu nội dung: cho 0,25 điểm.

0,25

0,25



0,25

0,25

0,25

1.2 Nêu nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại
0,75

Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
0,25
0,25

0,25


Câu 2. (3,0 điểm)
2.1 Em biết gì về yếu tố nghi luận trong văn bản tự sự?
1,5

Trong văn bản tự sự, để người đọc ( người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết ( người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhânh xét cùng với những lý lẽ dẫn chứng.
Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí
0,75



0,75

2.2 Xác định và trình bày ngắn gọn cách hiểu của em về ý nghĩa của câu văn chứa yếu tố nghị luận trong đoạn trích.
1,5

- Xác định câu văn chứa yếu tố nghị luận: “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng”
0,5

- Trình bày cách hiểu về ý nghĩa câu trên: Những suy nghĩ đúng đắn luôn có sức lan tỏa, tạo ra hay tim được, phát huy những suy nghĩ, ý tưởng mới mẻ mà đồng điệu, gần gũi trong những người xung quanh
1,0

* Lưu ý: Học sinh có thể diễn tả và sắp xếp ý hiểu theo nhiều cách nhưng phải nêu mảnh lạc các ý cơ bản trên thì mới đạt điểm tối đa


Câu 3 (5,0 điểm)
- 3.1 Chép theo trí nhớ 6 dòng cuối của trích đoạn cảnh ngày xuân (Trích truyện kiều, Nguyễn Du)

1,0

Chép đúng và đủ 6 dòng: “ Tà tà bóng ngã về tây
(…. ) cuối gềnh bắc ngang”
* Lưu ý: Đúng 3/6 dòng (0,5 điểm) sai 2 -3 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm



3.2 Phân tích đoạn văn bản vừa chép để làm nỗi bật khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trên đó.
4,0

Yêu cầu kĩ năng:
+ Bài có văn phong nghị luận văn học; đầy đủ 3 phần: Mở- Thân - Kết
+ Học sinh hiểu và có định hướng giải quyết vấn đề đúng đắn, bố cục chặt chẽ, lý lẽ và phân tích dẫn chứng xác hợp, tình cảm chân thành.
+ Văn trôi chảy, hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch.


Yêu cầu kiến thức:
Học sinh có thể giải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Kiểu
Dung lượng: 61,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)